Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Có nên khuyến khích sinh viên quét rác trên đường cao tốc ?
(09:20:04 AM 29/07/2015)
Quét rác trên đường cao tốc. Ảnh: VEC E
Ngày 26.7 vừa qua, 200 sinh viên của Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM và cán bộ, công nhân viên thuộc Công ty Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) đã tổ chức, thực hiện việc nhặt, quét rác trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đây là chiến dịch được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm truyền thống ngành GTVT.
Việc nhặt rác được thực hiện bắt đầu từ km 0 000 đến km 4 000 của đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Được biết, đoạn đường này thuộc đoạn An Phú - vành đai II dài 4km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ tối đa cho phép là 80km/h.
Ngoài ý nghĩa mang lại sự an toàn, sạch đẹp cho đường phố, thì còn có nhiều ý kiến cho rằng, việc làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho chính các bạn sinh viên cũng như những người tham gia chương trình và những người, phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc.
Trên diễn đàn Ô tô Sài Gòn, thành viên Drago_sea thắc mắc: “Có biết bao nhiêu cách cổ động, tuyên truyền vừa phù hợp và an toàn hơn sao không áp dụng, mà lại áp dụng cái tối kiến này vậy? Thật không thông cảm được cái chỗ nào cả! Lúc này xe ben, xe tải mất thắng liên tục, lỡ mà xảy ra sự cố thì sao?”.
Có cùng câu hỏi, thành viên danh0708 viết: “Thiếu gì việc để ra quân, làm sao kéo mấy trăm em ra đánh đu với tử thần nhỉ? Rủi có xe điên, xe mất lái, mất thắng rồi sao?”.
Thành viên phongmoi thì vừa khen, vừa góp ý: “Khen, nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn. Tôi thấy khi đi qua trạm cao tốc, các nhân viên trực trạm đều hỏi “anh có rác không, đưa em, em đổ giùm cho”, thêm nữa chỗ trạm đã có biển báo “đề nghị không xả rác trên cao tốc gây mất an toàn giao thông”. Vì vậy, nên kết hợp nhiều biện pháp mới hiệu quả, chứ nhìn mấy em quét rác kiểu này rất nguy hiểm...”.
Trong khi đó, anh Phạm Duy - Phó chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học GTVT TP.HCM - đánh giá: “VEC E trang bị mũ bảo hộ, găng tay, chổi, đồ hót rác, nước uống đầy đủ cho sinh viên tình nguyện. Ngoài ra còn có các nhân viên của công ty tham gia vào bộ phận phân làn, bảo đảm an toàn giao thông cho đội tình nguyện và phương tiện qua lại trên đường cao tốc”.
“Hoạt động phong trào thanh niên của công ty này khá mạnh, công ty lo chỗ ăn, chỗ nghỉ và vật chất cho các "chiến sĩ" chu đáo, an toàn nên chúng tôi rất yên tâm. Hai bên hợp tác rất vui vẻ, không có vấn đề gì”, anh Duy chia sẻ thêm.
Còn ông Mai Trung Hiếu - Bí thư Đoàn thanh niên Công ty VEC E - giải thích: “Bên mình có một số tiêu chí với đường cao tốc, đó là “An toàn nhất, sạch đẹp nhất”. Trong quá trình làm việc vừa rồi, bên mình phối hợp với Đoàn thanh niên của Trường Đại học GTVT để thực hiện”.
Theo ông Hiếu, Chủ nhật tuần này (2.8), công ty sẽ tổ chức dọn vệ sinh ở km11 (Trạm thu phí Long Thành) cho tới quốc lộ 51 với tổng chiều dài khoảng 12km. Được biết, tốc độ tối đa cho phép của các phương tiện khi đi qua đoạn đường này là 120km/h.
“Bên công ty có thiết lập biển cảnh báo giảm tốc độ từ xa, cách vị trí dọn vệ sinh khoảng 1km. Còn ở nơi triển khai sẽ có các chóp nón và có người phân làn ngay từ điểm đầu tiên. Do đó, lái xe vẫn có thể chạy với tốc độ quy định, nếu họ để ý thì tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì. Về vấn đề an toàn giao thông thì quan điểm của lãnh đạo VEC E là phải đặt lên hàng đầu. Với lại, anh em vận hành đều đã được đào tạo chuyên cho công tác này”, ông Hiếu chia sẻ.
Ngoài ra, ông Hiếu cho biết thêm, nhiệm vụ của các sinh viên tình nguyện chủ yếu là dọn rác, còn việc cắt cỏ đã có đơn vị bảo trì của VEC E thực hiện định kỳ. Để đảm bảo an toàn cho người tham gia, VEC E trang bị cho sinh viên, nhân viên áo phản quang, bao tay, mũ bảo hộ...
“Trong quá trình triển khai chiến dịch, công ty còn tổ chức chỗ ăn, chỗ nghỉ cho sinh viên, bởi vì chương trình được tổ chức trong suốt 70 ngày. Hiện tại có một nhóm sinh viên tự đi - về, còn một nhóm khoảng 30 người thì ở chung với anh em tại trạm Dầu Giây”, ông Hiếu cho biết.
Cũng theo ông Hiếu, ngoài hoạt động dọn dẹp vệ sinh, lực lượng trên đang tích cực trồng cây xanh ở hai hành lang giao thông Long Phước và Dầu Giây. Hiện tại đã trồng được 3.440 cây sau 5 ngày thực hiện, mục tiêu là 10.000 cây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)