Cộng đồng » Tình nguyện xanh
Chặng cuối hành trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền, chùa”
(07:46:38 AM 11/05/2016)Hành trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền, chùa” đã vào chặng cuối cùng
Chặng cuối của hành trình sẽ tiếp tục trồng cây tại 34 di tích lịch sử, đền chùa như: Chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Gôi (Nam Định), Tổ đình chùa Keo (Thái Bình), văn Miếu Mao Điền (Hải Dương), chùa Lôi Âm (Quảng Ninh), Trụ sở Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Vĩnh Phúc), đền Thiên Cổ (Phú Thọ), Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (Bắc Giang), chùa Kiến Linh (Hải Phòng).
Dưới sự chỉ đạo của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trung tâm phát triển Thế giới thêm xanh kết hợp Trung tâm tình nguyện quốc gia và các đơn vị địa phương, qua 01 tháng triển khai, đã tổ chức trồng 600 cây hoa ngọc lan tại 08 tỉnh thành trên cả nước: Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Cao Bằng và Lạng Sơn.
Trong các chương trình được tổ chức, BTC đã nhận được hỗ trợ từ phía Trung tâm tình nguyện quốc gia và các đơn vị địa phương tại 8 tỉnh thành. Hơn 700 lượt TNV đã tham gia đồng hành cùng chương trình với các hoạt động: Trồng cây, dọn dẹp vệ sinh, ký cam kết và vận động ký cam kết trồng chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tham gia các công việc phật sự… tại 23 di tích lịch sử văn hóa, đền, chùa trên địa bàn các tỉnh.
Chương trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền, chùa” là hoạt động ý nghĩa với mong muốn tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa, cảnh quan thành phố… mang lại bầu không khí trong lành, nâng cao sức khỏe cho các du khách tham quan; Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước; Đồng thời thực hiện chương trình đã ký kết về phối hợp hành động về bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu của Ủy ban TƯ MTTQVN, Bộ TN-MT và các tôn giáo tại Việt Nam ký ngày 02/12/2015 tại Thành phố Huế.
Qua đó nâng cao nhận thức của con người hiện nay với vấn đề bảo vệ, phát triển cây trồng và bảo vệ môi trường; vận động cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; hình thành được các cộng đồng sống xanh: gia đình xanh, trường học xanh, đơn vị xanh, khu phố xanh, đô thị xanh, thành phố xanh… để làm hình mẫu cho sự vận động, duy trì và phát triển một hệ ý thức biết sống xanh trong tương lai.
Trung tâm Phát triển Thế giới thêm xanh là 1 tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận vì cộng đồng nhằm chung tay, góp sức cùng chính quyền, đoàn thể, cá nhân... xây dựng, bảo vệ, phát triển các vấn đề về hành vi ứng xử có văn hóa với môi trường mà trọng tâm là mang lại không gian sống trong lành cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, trả lại giá trị đích thực của tự nhiên.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Chặng cuối hành trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền, chùa”
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
-
25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ
-
WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch
-
Nông dân ở Quảng Nam tham gia mô hình thu gom rác thải bảo vệ môi trường
-
"Chạy vì Rùa”: Chung tay bảo vệ những loài nguy cấp, quý, hiếm
-
Phát huy tinh thần tiên phong của thanh niên trong bảo vệ môi trường
-
Tiếp nhận 3.000 cây dừa giống phủ xanh quần đảo Trường Sa do thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trao tặng
-
Những mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường sống tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Thúc đẩy vai trò của thanh niên trong truyền thông môi trường
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)