»

Thứ năm, 03/04/2025, 23:03:22 PM (GMT+7)

Apolitical công bố danh sách 100 người ảnh hướng nhất trong chính sách khí hậu 2019

(17:18:53 PM 21/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Apolitical đã công bố danh sách 100 người ảnh hướng nhất trong lĩnh vực chính sách khí hậu năm 2019. Bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc GreenID đã được bình chọn vào nhóm 100 người ảnh hướng nhất trong lĩnh vực này.

Đây là danh sách được công bố hàng năm, nhằm tôn vinh những người đang có ảnh hưởng lớn nhất đến chính sách khí hậu. Họ là thị trưởng, chính trị gia, công chức nhà nước, học giả và các nhà hoạt động xã hội đều được nêu tên trong danh sách này. Hàng trăm đề cử đã được nhận từ phía cơ quan nhà nước cũng như các chuyên gia tại UNDP, Harvard, Oxford, Bloomberg Philanthropies, Mạng lưới Hành động Khí Hậu (CAN) và nhiều tổ chức khác.  

 

 Apolitical[-]công[-]bố[-]danh[-]sách[-]100[-]người[-]ảnh[-]hướng[-]nhất[-]trong[-]chính[-]sách[-]khí[-]hậu[-]2019 

 

Vào thời điểm những người trẻ tuổi ở khắp mọi nơi trên hành tinh đang diễu hành yêu cầu hành động bảo vệ khí hậu, quan trọng hơn hết trong lúc này là chúng ta cần tôn vinh và ủng hộ cho những người đã hành động mạnh mẽ nhất: những con người nỗ lực để tạo nên sự thay đổi chính sách.
 
Lựa chọn từ hàng trăm đề cử từ các chuyên gia và các tổ chức có uy tín, danh sách này tôn vinh các chính trị gia, công chức nhà nước, nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội. Trong số họ, có những người là chính trị gia cấp cao, công việc của họ vô cùng cần thiết để nâng cao nhận thức và yêu cầu thay đổi. Có những người là những ngôi sao đang nổi tạo được dấu ấn trong cộng đồng địa phương và là động lực cho những thay đổi bên cạnh nỗ lực của chính phủ.
  
Danh sách 100 người ảnh hưởng đến chính sách khí hậu năm 2019 này được lựa chọn từ các đề cử của hàng trăm cơ quan nhà nước cũng như các chuyên gia uy tín từ UNDP, Harvard, Oxford, Bloomberg Philanthropies, Mạng lưới Hành động Khí Hậu (CAN) và nhiều tổ chức khác.
 
Apolitical[-]công[-]bố[-]danh[-]sách[-]100[-]người[-]ảnh[-]hướng[-]nhất[-]trong[-]chính[-]sách[-]khí[-]hậu[-]2019
Ngụy Thị Khanh - Giám đốc GreenID của Việt Nam được bình chọn vào nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới trong lĩnh vực chính sách khí hậu năm 2019.-Ảnh:GreenID
 
Trong danh sách này, bạn sẽ tìm thấy những cá nhân nổi bật, bao gồm:
 
Greta Thunberg – nhà hoạt động khí hậu 16 tuổi đến từ Thụy Điển, trong vòng vài tháng, từ việc biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội Thụy Điển, đã đến với Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc.
 
Alexandria Ocasio-Cortez – người phụ nữ trẻ nhất từ trước đến nay của Quốc hội Mỹ và là người lãnh đạo cho việc vận động Chính sách tăng trưởng Xanh mới (Green New Deal).
 
Hilda Heine –tổng thống của C.ộng hòa Đảo quốc Marshall dẫn đầu công cuộc đạt mục tiêu trung lập các bon (carbon-neutral) của quốc gia này vào năm 2050.
 
David Attenborough - người có chương trình vận động và được hoan nghênh rộng rãi trong nâng cao nhận thức về tác động tàn phá của xã hội loài người đối với tự nhiên.
 
Bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc GreenID của Việt Nam được bình chọn vào nhóm 100 người có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới trong lĩnh vực chính sách khí hậu năm 2019.
 
“Nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính đã trở nên cấp thiết. 174 quốc gia và Liên minh Châu Âu đã đồng ý trong Thỏa thuận Paris. Tại Apolotical, chúng tôi tôn vinh những công việc tốt chính phủ đang làm và giúp nó trở nên tốt hơn. Bằng cách giới thiệu những nhà lãnh đạo khí hậu, chúng tôi hi vọng khuyến khích sự hợp tác và trao đổi nhiều hơn nữa để đẩy nhanh việc ứng phó hiệu quả trước mối đe dọa khí hậu toàn cầu” – Theo Lisa Witter, chủ tịch Apolitical.
Khi cả thế giới đều hướng mắt và được truyền cảm hứng bởi hàng ngàn cuộc bãi khóa vì khí hậu của hàng triệu học sinh trên thế giới, cũng là lúc những nỗ lực của những người ảnh hưởng khác nhằm thúc đẩy các chính sách để giảm thiểu biến đổi khí hậu trên thế giới được công nhận. Họ là những chính trị gia, nhà hoạt động xã hội, học giả, chuyên gia trên khắp thế giới.
LÊ PHƯƠNG KHANH -Tin nhanh môi trường Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Apolitical công bố danh sách 100 người ảnh hướng nhất trong chính sách khí hậu 2019

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI