Tin tức
Ấn Độ không cho tàu Trung Quốc vào lãnh hải tìm máy bay mất tích
(13:48:01 PM 21/03/2014)
Phi công Úc lái máy bay tới nam Ấn Độ Dương để tìm chuyến bay MH370 - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên phía Ấn Độ đã từ chối sau khi lực lượng quốc phòng nước này kiên quyết nói không.
Phía Ấn Độ khẳng định lực lượng Hải quân và Không quân Ấn Độ đã tìm kiếm rất kỹ máy bay mất tích của Malaysia và không cần tìm kiếm khu vực này. Ấn Độ cũng cho biết đang triển khai các máy bay và rada tìm kiếm máy bay mất tích.
Lực lượng vũ trang Ấn Độ lo ngại tàu chiến Trung Quốc đi vào vùng vịnh Bengal sẽ phát hiện ra các bí mật phương tiện quốc phòng mà Ấn Độ triển khai tại đây.
Lại nhìn thấy máy bay mất tích ở Andaman?
Mới đây, The Star đưa tin một bà nội trợ ở Johor khẳng định đã nhìn thấy máy bay Malaysia Airlines rơi xuống biển bên ngoài quần đảo Andaman khi bà bay tới Kuala Lumpur hôm 8-3. Bà Raja Dalelah Raja Latife, 53 tuổi, cho biết hôm đó bà bay chuyến bay từ Saudi về Kuala Lumpur.
Khi máy bay bay qua thành phố Chennai của Ấn Độ, bà nhìn qua cửa sổ và phát hiện một máy bay trên mặt biển. Sau đó bà đã thông báo cho cảnh sát. Một số chuyên gia cho rằng máy bay có thể đã rơi bên ngoài quần đảo Andaman và các mảnh vỡ trôi tới phía nam Ấn Độ Dương.
Bất chấp các dấu hiệu cho thấy máy bay đã rơi xuống biển, AFP cho biết người thân của các hành khách trên chuyến bay MH370 đang ở Bắc Kinh vẫn không từ bỏ hi vọng rằng có thể máy bay đã hạ cánh ở đâu đó. “Con tôi vẫn còn sống. Tôi không tin vào các thông tin này” - bà Wen Wangcheng, 63 tuổi, khóc.
Mảnh vỡ nghi của máy bay ở vùng cực kỳ hoang vắng
Ngày 21-3, Thủ tướng Úc Tony Abbott khẳng định Úc sẽ làm tất cả để tìm ra máy bay mất tích. Thời tiết tại khu vực tìm kiếm cũng đã trở nên thuận lợi hơn.
Theo hãng tin AFP, mới đây ông Abbott cho biết các mảnh vỡ nằm ở khu vực cực kỳ hoang vắng và rất sâu tại Ấn Độ Dương. “Dù vậy chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực có thể. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để tìm kiếm. Đây là bước đột phá đầu tiên để giải mã bí ẩn này” - ông Abbott nhấn mạnh.
Sau khi vệ tinh phát hiện các mảnh vỡ ở phía nam Ấn Độ Dương, bốn máy bay Úc, New Zealand và Mỹ đã bay dò tìm ở khu vực 23.000 km2 nhưng chưa phát hiện thấy gì.
“Thời tiết quá xấu khiến chúng tôi khó quan sát dưới mặt biển“ - sĩ quan Không quân Úc Chris Birrer cho biết. Tuy nhiên Cục Khí tượng Úc khẳng định hôm nay bầu trời khu vực phía nam Ấn Độ Dương đã quang đãng hơn, gió không còn thổi mạnh.
Hôm nay chính phủ Úc sẽ triển khai năm máy bay chiến đấu đến khu vực nam Ấn Độ Dương. Một tàu Na Uy đã có mặt ở khu vực tìm kiếm và một tàu khác sẽ đến vào tối nay. Dù vậy, tàu HMAS Success của Úc, có khả năng trục vớt các mảnh vỡ, phải vài ngày nữa mới tới khu vực tìm kiếm. Anh cũng đã cử tàu nghiên cứu HMS Echo tới.
Theo báo The Star, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết ngoài hình ảnh do vệ tinh Úc chụp được ở khu vực cách Perth 2.500 km về phía tây nam, các vệ tinh khác cũng chụp được những hình ảnh tương tự của hai mảnh vỡ trôi trên biển.
Đó là lý do Malaysia tin tưởng đây có thể là các mảnh vỡ của chuyến bay MH370 mất tích và đã huy động tàu bè, máy bay đến khu vực này. Ông Hishammuddin cho rằng quá trình tìm kiếm và trục vớt các mảnh vỡ có thể sẽ kéo dài, bởi phải mất hai năm mới có thể trục với được máy bay Air France 447 bị rơi xuống Đại Tây Dương năm 2009.
Ông Hishammuddin cũng khẳng định nhiệm vụ tìm kiếm hộp đen máy bay sẽ là rất khó khăn. Thông thường pin của hộp đen sẽ cạn sau 30 ngày. Khi đó nhà chức trách sẽ phải triển khai các tàu ngầm được trang bị công nghệ định vị đặc biệt để tìm kiếm hộp đen.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở giữa Biển Đông
-
Bắt phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
-
Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường
-
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2024.
-
Cúc mâm xôi nhiều màu mới ở làng hoa Sa Đéc không đủ bán
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo
-
Quốc hội sẽ họp bất thường vào 15/1/2024 để thông qua luật Đất đai
-
Ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long
-
Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
- Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội
- Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)