Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 20/04/2025, 22:45:57 PM (GMT+7)
Thành lập Hiệp hội Nhiên liệu Sinh học Việt Nam
(10:38:43 AM 13/11/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Ngày 11/11/2011 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Thành lập Hiệp hội Nhiên liệu Sinh học Việt Nam. Đây được coi là Hiệp hội được thành lập thuộc hàng sớm nhất so với sự hình thành của một ngành công nghiệp mới tại Việt Nam.
>> VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững >> Chủ tịch VACNE tiếp Đoàn Công ty sinh học BJC của Hàn Quốc >> Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh >> Hội thảo "Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh" và công bố dự án "Việt Nam Xanh". >> Công tác tham mưu quản lý đa dạng sinh học phải gắn với thực tiễn

Ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học được chính thức hình thành từ quyết định 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.
Hiệp hội Nhiên liệu Sinh học Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Biofuel Association) được thành lập theo quyết định số 1704/QĐ-BNV ngày 23/9/2011 của Bộ Nội vụ về việc thành lập Hiệp hội, theo sau quyết định số 6208/QĐ-BCT ngày 25/11/2010 của Bộ Công Thương về công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội.
Hiệp hội được thành lập với 11 thành viên sáng lập là các tổ chức đại diện cho các nhà cung cấp nguyên liệu, sản xuất, phân phối, nghiên cứu và tư vấn. Tổng vốn đầu tư của các thành viên sáng lập cho đến nay đã đạt khoảng nửa tỷ USD.

Ông Tạ Xuân Tiếu, Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ (trái) trao quyết định thành lập và tặng hoa cho ông Lưu Quang Thái, chủ tịch Hiệp hội
Đại hội đã thông qua điều lệ và phương hướng hoạt động của Hiệp hội giai đoạn 2011 – 2016, chương trình hành động từ nay đến hết năm 2012. Đại hội cũng đã bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm soát, cũng như bầu ra Chủ tịch và Tổng Thư ký cho nhiệm kỳ thứ nhất. Đại hội đặt chỉ tiêu trong năm 2012 sẽ phát triển lên 30 hội viên.
Các thành viên của Hiệp hội đã dành thời gian thảo luận về mục đích và chương trình hành động. Trong đó, Hiệp hội sẽ tập trung vào những hoạt động vì lợi ích của xã hội, của ngành công nghiệp cũng như của các thành viên, mà từng thành viên không thể làm được như tập hợp lực lượng, thiết lập chuẩn mực nguyên liệu và sản phẩm, thiết lập chuẩn mực hợp tác, thiết lập cơ chế hỗ trợ và cạnh tranh trong ngành…
Hiệp hội cũng sẽ thực hiện những hoạt động mà từng thành viên không thể làm hiệu quả bằng Hiệp hội như quá trình chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, tổ chức đào tạo, tuyên truyền lợi ích của nhiên liệu sinh học...
Tại Đại hội, ông Lưu Quang Thái, Chủ tịch Hiệp hội tuyên bố, “từ nay phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam không còn là nỗ lực riêng lẻ của các doanh nghiệp, mà trở thành nỗ lực có tổ chức của cả một cộng đồng”.
Ngành nhiên liệu sinh học trên thế giới đã phát triển sớm hơn nhiều so với Việt Nam, và hiện nay cũng đang tăng tốc trên, với những ý nghĩa quan trọng về an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Trong đó, ngành nhiên liệu sinh học tại Việt Nam có một ý nghĩa đặc biệt nhưng ít được thảo luận trên thế giới đó là phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, thông qua việc ổn định đầu ra cho hàng triệu nông dân nghèo đang trồng sắn ở các vùng sâu vùng xa, những vùng chỉ có trồng sắn là có hiệu quả cao nhất. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam xuất thô hàng triệu tấn sắn để nước ngoài sản xuất ethanol, giá cả biến động, đời sống nông dân bấp bênh. Ngành nhiên liệu sinh học sẽ tạo một bước chuyển lớn để đưa Việt Nam thoát khỏi vị thế một quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thô.
N. L
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)