Tin tức » Tin trong nước
Thứ sáu, 04/04/2025, 17:41:52 PM (GMT+7)
Thái Nguyên yêu cầu làm rõ phương án phục hồi môi trường dự án Vonfram Núi Pháo
(17:13:30 PM 03/05/2019)(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (công ty Núi Pháo) báo cáo phân tích ưu, nhược điểm, các tác động ảnh hưởng đến môi trường về phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung của Dự án khai thác, chế biến vonfram, flourit, bismut, đồng và vàng mỏ Núi Pháo để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
>> VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” >> Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn >> Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường >> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
Dự án mỏ Núi Pháo tại Thái Nguyên nhìn từ bên ngoài - Ảnh: Trí Lâm
UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản phản hồi Công ty Núi Pháo về việc xin ý kiến phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bổ sung của Dự án khai thác, chế biến vonfram, flourit, bismut, đồng và vàng mỏ Núi Pháo.
Theo đó, công ty Núi Pháo đưa ra phương án việc cải tạo phục hồi môi trường bổ sung của dự án Núi Pháo theo ý kiến của Hội đồng thẩm định Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Thái Nguyên.
Cụ thể, công ty này đã xây dựng và lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường mỏ Núi Pháo sau khai thác theo hướng làm cụm công nghiệp nối tiếp cụm công nghiệp Hà Thượng; đã bổ sung phương án xây dựng bờ kè chắn, cải tạo bờ moong giật cấp đảm bảo an toàn kỹ thuật, xây dựng đê xung quanh, moong đảm bảo ngăn súc vật và người; lập hàng rào và biển báo nguy hiểm tồn tại vĩnh viễn,…
Riêng đối với nội dung yêu cầu của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thiết kế lại độ sâu mực nước moong không được sâu hơn mức nước thông thủy 30m, Công ty Núi Pháo đề nghị được giữ nguyên độ sâu moong kết thúc khai thác làm hồ chứa nước (độ sâu 130m). Lý do được công ty Núi Pháo đưa ra là nếu đưa về mức không sâu hơn 30m so với mức nước thông thủy dự kiến cần sử dụng khoảng 37,78m3 đất đá để hoàn phục. Việc này sẽ làm phát sinh thêm dự án khai thác đất đá và gia tăng tác động xấu tới môi trường.
Quá trình hoạt động khai thác, sản xuất tại Núi Pháo đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng trăm hộ dân xung quanh dự án, dẫn tới đơn thư khiếu kiện năm 2016 - Ảnh: Trí Lâm
Hơn nữa, phương án để lại moong khai thác tạo hồ chứa nước nhằm ngăn chặn sự oxy hóa phát sinh dòng thải axit đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án mỏ Núi Pháo.
Vì vậy, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị Công ty Núi Pháo phân tích, làm rõ những ưu, nhược điểm, các tác động ảnh hưởng đến môi trường… Sau đó báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Theo giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên, Công ty Núi Pháo được phép thực hiện dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo trong thời hạn 30 năm (kể từ năm 2004) để khai thác, chế biến vonfram, fluorit, bismuth, đồng, vàng thuộc khu vực mỏ với tổng diện tích 921ha.
Trước đó, giữa năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm tại dự án Núi Pháo. Đồng thời ra quyết định xử phạt công ty Núi Pháo số tiền 510 triệu đồng và buộc khắc phục ngay hành vi vi phạm.
Các vi phạm được Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ rõ: trong quá trình khai thác vonfram, fluorit, bismuth, vàng và đồng, Công ty Núi Pháo phát hiện ra khoáng sản mới là quặng sắt nhưng không báo cáo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu công ty Núi Pháo phải kiểm soát chặt chẽ các chất độc hại Asen, Xyanua, Beri (Be). Trong 3 loại chất độc này thì có Asen, Xyanua đã được đánh giá và có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe - con người trong dự án đầu tư và Báo cáo ĐTM. Nhưng chất độc Beri chưa được đề cập và đánh giá đầy đủ.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu công ty Núi Pháo phải khẩn trương làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan liên quan để có kế hoạch, lộ trình cụ thể về việc đền bù, hỗ trợ tái định cư và di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của bụi phát tán và mùi thuốc tuyển từ Nhà máy chế biến khoáng sản Núi Pháo…
Nam Phong (báo MTG)
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thái Nguyên yêu cầu làm rõ phương án phục hồi môi trường dự án Vonfram Núi Pháo
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”
(Tin Môi Trường) - Những tháng đầu năm 2025, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, với phương châm hành động “Môi trường với Cộng đồng”.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)