Tin tức » Tin trong nước
Sừng tê giác không phải là thần dược
(11:44:28 AM 06/08/2012)
Trang thông tin mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về loài tê giác, những mối nguy hiểm mà chúng đang phải đối mặt cũng như thực trạng tại Việt Nam. Không chỉ vậy, người đọc có thể tham gia trả lời thăm dò ý kiến, xem phim và tham khảo một số bài báo hữu ích về chủ đề tê giác.
Số phận của các loài tê giác trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn trộm chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc và Việt Nam, nơi không ít người dân tin rằng sừng tê giác là một loại thần dược giúp chữa trị nhiều chứng bệnh. Thậm chí việc sử dụng sừng tê giác còn được xem như cách thể hiện đẳng cấp và phô trương sự giàu có. Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam chính là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài tê giác Java và cũng là tác nhân chính yếu gây ra cái chết của 448 cá thể tê giác tại Nam Phi trong năm 2011.
Thói quen sử dụng sừng tê giác của người Việt đang thực sự làm suy giảm số lượng loài này tại Nam Phi. Đáng buồn thay, sự tàn sát trên hoàn toàn vô nghĩa. Sừng tê được cấu thành bởi những chất giống như của móng tay người hay sừng trâu. Hơn nữa, theo các bác sỹ Đông y và một số chuyên gia, phần lớn sừng tê giác được rao bán trên thị trường hiện nay là giả. “Sừng tê giác không phải là thần dược!”
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV ho biết, "Lời khuyên của chúng tôi dành cho những người đang có ý định sử dụng sừng tê giác là: Hãy là người tiêu dùng thông thái. Gặm móng tay của mình nếu bạn thấy cần phải sử dụng sừng tê giác.” Bà Dung cũng cho biết thêm, “Chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm với cả thế giới, chung tay bảo vệ những loài cần được bảo vệ như tê giác. Có nghĩa là, phải đảm bảo mọi hành động của chúng ta không đe dọa tới sự tồn vong của bất cứ loài nào, dù loài đó ở Việt Nam hay không.”
Ra mắt trang thông tin về tê giác là một phần trong chiến dịch của ENV triển khai từ đầu năm 2012 nhằm chấm dứt tình trạng tiêu thụ và buôn bán sừng tê giác. Chiến dịch này cũng sẽ bao gồm một số hoạt động khác như sản xuất và phát hành phim truyền thông bảo vệ tê giác trong thời gian từ nay tới cuối năm, tiếp tục các chương trình khảo sát, điều tra nhằm xác định những đối tượng chính yếu tham gia vào mạng lưới tội phạm buôn lậu sừng tê giác vào Việt Nam.
Hãy hành động để bảo vệ loài tê giác: Nếu bạn thấy sừng tê giác bị quảng cáo hoặc buôn bán, hãy thông báo cho cơ quan chức năng địa phương hoặc gọi tới đường dây Nếu bạn thấy sừng tê giác bị quảng cáo hoặc buôn bán, hãy thông báo cho cơ quan chức năng địa phương hoặc gọi tới đường dây nóng miễn phí 18001522 hoặc gửi thư điện tử : hotline@fpt.vn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)