Tin tức » Tin trong nước
Thứ ba, 22/04/2025, 19:24:03 PM (GMT+7)
Quảng Ngãi: Trúng đậm vú nàng
(14:19:22 PM 25/05/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Sau 1-2 tháng đi biển, nhiều ngư dân ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đánh bắt được trên 1 tấn vú nàng (một loại hải sâm). 1 kg vú nàng có giá từ 850.000đ đến 900.000 đồng đã đem về thu nhập tiền tỉ cho những người quyết tâm bám biển Hoàng Sa.
>> Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên >> Vùng 4 Hải quân giúp ngư dân vươn khơi, bám biển >> Lào Cai đầu tư tiền tỷ bảo vệ rừng gỗ nghiến 1.000 năm tuổi >> Hải cẩu quý hiếm bất ngờ mắc lưới các ngư dân ở tỉnh Quảng Nam >> Đồng hành cùng ngư dân phát triển nghề bền vững tại Quảng Ninh
Những ngày cuối tháng 5, hàng chục tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm tại ngư trường Hoàng Sa lại hối hả cập đảo, cho giá trị, sản lượng khai thác cao.
Vừa cho con tàu 145 CV của mình cập đảo sau hơn một tháng lênh đênh trên biển, ngư dân Lê Túc, chủ tàu cá QNg 66029 TS, ở thôn Tây xã An Hải ( Lý Sơn) vui mừng cho biết: Do thời tiết thuận lợi nên sau ngày vươn khơi đến nay tàu của ông khai thác được trên 1.000 con vú nàng, chất lượng loại 1, trọng lượng trên 1,6 tấn.
Với giá vú con từ 850 - 900 ngàn đồng/ kg, trừ chi phí phiên biển này tàu của ông cho thu trên 1,5 tỉ đồng. Mỗi lao động đi trên tàu có thu nhập khoảng trên dưới 80 triệu đồng. Đây là phiên biển cho giá trị và sản lượng cao nhất từ đầu năm đến nay đối với tàu ông Lê Túc.
Ông Huỳnh Công Nhiệm, thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 66369 TS ( 30 CV), thôn Đông xã An Hải, đang bận rộn khiêng những phên vú con to như bắp chân người lớn từ dưới tàu lên để bán cho đại lý thu mua, dừng tay phấn khởi kể: Sau gần 2 tháng rong ruổi khắp vùng biển Hoàng Sa, tuy tàu công suất nhỏ, nhưng phiên biển này 9 lao động trên tàu của ông cũng khai thác được gần 1 tấn vú nàng.
Thời điểm này giá vú con chỉ bằng ½ giá mọi năm nhưng tàu của ông cũng thu được gần 1 tỉ. Trừ chi phí, mỗi lao động cũng giắt túi trên 60 triệu đồng.
Theo các chủ tàu Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm tại ngư trường Hoàng Sa, nghề lặn vú nàng thường cho thu nhập cao, tổn phí cho mỗi chuyến đi ít, chủ yếu vẫn là đá lạnh, muối hột để bảo quản vú sau khâu sơ chế biến. Tuy nhiên thời gian hành nghề trên biển dài, phiên ít cũng gần 2 tháng, có phiên kéo dài cả 3 tháng trời.
So với mấy năm trước thì lượng vú nàng năm nay tại vùng biển Hoàng Sa dồi dào hơn.
“Theo nghề này cho thu nhập cao, nhưng tai nạn rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng cũng không phải là ít”, ngư dân Huỳnh Công Nhiệm nói.
Bà Dương Thị Thu, chủ một đại lý thu mua vú nàng tại đảo Lý Sơn, cho biết thời gian này trung bình một ngày bà thu vào vài tấn vú con. Số vú nàng thu mua sẽ được xử lý sơ chế tại chỗ rồi vận chuyển vào đất liền bán cho các đại lý lớn tiêu thụ tại các thị trường trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản . . . So với mấy năm thì lượng vú nàng năm nay khai thác được nhiều hơn nhưng do trên thị trường mặt hàng này thường không ổn định nên giá cả có biến động.
Không riêng tàu của ngư dân Lê Túc, Huỳnh Công Nhiệm mà hàng chục tàu cá khác của ngư dân Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sâm tại các ngư trường cũng đều cho thu nhập cao và đang trên đường trở về cập đảo.
Sau phiên biển này hầu hết số tàu trên lại tiếp tục vươn khơi bám biển Hoàng Sa.
Theo NLĐ
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)