Tin tức » Tin trong nước
Người trồng tỏi Lý Sơn gặp khó
(09:17:10 AM 19/09/2011)
Chỉ còn gần một tháng nữa là nông dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bắt tay vào sản xuất vụ tỏi đông xuân 2011-2012. Tuy chưa bước vào thời điểm gieo trồng chính vụ nhưng hiện nay, nông dân huyện đảo Lý Sơn đang khẩn trương hoàn tất việc cải tạo hơn 300 ha đất trồng tỏi trước khi mùa mưa về. Tuy nhiên, họ đang đối mặt với nhiều khó khăn vì giá cát trắng, nhiên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… tăng cao.
Ông Nguyễn Văn Thân (thôn Đông, xã An Vĩnh) vừa loay hoay trở đất và thay lớp cát trắng trên đám ruộng gần 500 m2 của gia đình vừa cho biết: “Theo lịch thời vụ, đầu tháng 9 âm lịch trở đi mới xuống giống vụ tỏi đông xuân, tuy nhiên năm nay thời tiết diễn biến thất thường, khả năng mùa mưa bão sẽ về sớm nên gia đình tôi tranh thủ cải tạo toàn bộ diện tích đất để chờ mưa xuống là xuống giống vụ tỏi”.
Theo ông Thân, chi phí để cải tạo một sào đất trồng tỏi trong vụ đông xuân 2011-2012 phải từ 4 triệu - 5 triệu đồng, đó là chưa kể các khoản chi về giống tỏi và mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Còn tại cánh đồng Góc Sáu (thôn Tây, xã An Hải), trên 50 ha đất trồng tỏi cũng đang được nông dân hoàn tất khâu cải tạo. Vì là cánh đồng đất khô, thiếu nguồn nước tưới tiêu nên năm nào nông dân cũng xuống giống sớm hơn lịch thời vụ gần nửa tháng.
Bà Huỳnh Thị Liên (thôn Tây, xã An Hải) nói: “Để cải tạo 600 m2 đất trồng tỏi cho vụ đông xuân 2011-2012, gia đình tôi phải bán gần 300 kg tỏi khô mới đủ”.
Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn huyện đảo Lý Sơn, cho biết trước những khó khăn trong sản xuất vụ tỏi đông xuân 2011-2012 của nông dân, phòng đã chỉ đạo bộ phận khuyến nông xuống tận cơ sở để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cách tái sử dụng nguồn cát cũ để đưa vào sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn phân hữu cơ từ gia súc, gia cầm, lá cây... để bón lót nhằm giảm bớt chi phí trong khâu cải tạo đất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)