Tin tức » Tin trong nước
Thứ sáu, 04/04/2025, 12:53:44 PM (GMT+7)
Hơn 8.400 nhà dân ở Sài Gòn bị ảnh hưởng vì nâng đường
(13:28:41 PM 17/06/2017)(Tin Môi Trường) - Tổng số tiền được đề nghị hỗ trợ cho hơn 8.400 trường hợp có nhà bị ảnh hưởng do nâng đường là 305 tỷ đồng.
>> Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn >> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam >> Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Theo Sở Xây dựng TP HCM, hiện có hơn 8.400 hộ gia đình trên địa bàn có nhà bị ảnh hưởng bởi các dự án môi trường, nâng đường, nâng hẻm khiến nhà thấp hơn mặt đường thuộc các quận 6, 8, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức.
Trong tờ trình vừa gửi UBND thành phố, Sở Xây dựng đề xuất mức hỗ trợ cho các trường hợp có nhà bị ảnh hưởng do nâng đường uớc tính tổng nguồn ngân sách bỏ ra khoảng 305 tỷ đồng.
Nhiều nhà dân bị biến thành hầm sau khi mặt đường được nâng lên. Ảnh: Thành Nguyễn
Việc hỗ trợ các trường hợp này được thực hiện theo hai phương thức: hỗ trợ trực tiếp bằng tiền không hoàn lại, lấy từ nguồn kinh phí thực hiện dự án; hỗ trợ bằng cho vay vốn ưu đãi.
Cũng theo Sở Xây dựng, việc xây dựng quy định về mức hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng bới các dự án đầu tư nâng cấp đường giao thông là rất cần thiết. Hiện quy định hỗ trợ nói trên được xây dựng hoàn chỉnh để trình HĐND TP HCM quyết định trong thời gian tới.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng "nhà thấp hơn đường", Sở Xây dựng cho biết hiện vùng trung tâm thành phố gồm 13 quận nội thành có cao độ địa hình nhỏ hơn hoặc bằng 1,6 m, nhiều nơi thấp hơn 1,3 m. như các quận Bình Thạnh, 6, 8 và đây là những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng ngập do triều cường.
Trong khi đó, quy hoạch về cao độ xây dựng của TP HCM hiện nay tối thiểu phải từ 2 m trở lên nên các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đường, hẻm cũng theo cao độ này. Kết quả là sau khi nâng đường, nâng hẻm thì nhiều nhà dân nằm lọt thỏm dưới mặt đường, mưa lớn là nước chảy tràn vào nhà gây đảo lộn sinh hoạt.
Hữu Nguyên/VnExpress
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)