Tin tức » Tin trong nước
Hệ sinh thái nông nghiệp bị suy thoái do lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu 
(13:45:55 PM 14/05/2013)
Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở nước ta hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, phân lân từ 40-45% và kali từ 40-50% tùy theo chất đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, các loại phân bón. Như vậy còn đến 55-70% lượng đạm tương đương với khoảng 1,8 triệu tấn urê, 55-60% lượng phân lân tương đương 2 triệu tấn supe lân và 340.000 tấn kali được bón vào đất, nhưng không được cây trồng hấp thụ.
Tính từ năm 1985 đến nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón hóa học sử dụng tăng tới 517%. Nếu xét về mặt kinh tế, có khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm mà cây trồng chưa sử dụng được đồng nghĩa với 2/3 lượng tiền người nông dân đầu tư mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Còn xét về mặt môi trường, trừ một phần các chất dinh dưỡng có trong phân bón được giữ lại bởi các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho mùa sau, phần lớn lượng phân bón hàng năm bị rửa trôi, hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Đây chính là những tác nhân gây ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí.
Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp cũng gia tăng chóng mặt. Ước tính có trên 700 loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật đang được người nông dân sử dụng, với khối lượng lên đến trên 75.000 tấn mỗi năm. Ngoài việc gây ô nhiễm đất, dư lượng các hóa chất này còn gây ô nhiễm tầng nước ngầm, nước mặt khi sử dụng quá nhiều, nên cây trồng không thể hấp thụ bị thải ra môi trường xung quanh, chiếm khoảng 50-70% tổng lượng thuốc đã sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hàng năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)