Tin tức » Tin trong nước
Hàng ngàn hộ dân "khát nước" !
(09:27:07 AM 19/03/2012)Trầm trọng nhất phải kể đến những hộ ở khu đồi 57 và ấp Suối Râm (xã Long Giao). Mùa này, người dân ở đây lúc nào cũng phải thuộc lòng phương châm "3 tiết kiệm": tiết kiệm nước ăn, nước tắm và nước giặt. Chiều xuống, trên quốc lộ 56, những đoàn người ngược xuôi đi gánh nước hoặc chở nước bằng xe gắn máy, hai bên là 2 can nhựa (30 lít/can).
|
Chị Phạm Mộng Hương ở khu đồi 57 than thở: "Nước phải đi mua hoặc xin từ xa về nên đâu dám xài nhiều. Tụi nhỏ tắm, giặt, nấu nướng tôi phải thường xuyên theo dõi để nhắc chừng, chứ không hết nước đột xuất đành phải ở dơ cả nhà". Ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng khu đồi 57, cho biết thêm: "Mùa này, giếng sâu đến 40m vẫn không có nước. Toàn bộ bà con ở đây đều phải đi sang các vùng lân cận mua nước về dùng suốt 5 tháng mùa khô". Nước được mua với giá 1.000 đồng/đôi (tự gánh). Nếu có người chuyên chở thì 4.000 đồng/xe (150 lít). Trung bình một hộ gia đình có 4 người mỗi ngày chí ít cũng sử dụng hết 200 lít nước. Mỗi tháng họ phải mất 150.000 đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Đậu (ngụ ấp 8, xã Nhân Nghĩa) đắng lòng nhìn 1,4 ha đất trồng tiêu và sầu riêng của mình đang chết khô vì 4 giếng nước của anh đã khô trơ đáy. Anh đang cùng mấy người bạn rẫy quanh đó làm đủ mọi cách để tìm nguồn nước, nhưng vô vọng. H.Cẩm Mỹ có hồ Suối Vọng (trữ lượng khoảng 10 triệu m3) chủ yếu sử dụng để tưới cho hơn 500 ha đất cây trồng như cà phê, tiêu, điều, măng cụt, chôm chôm... trên địa bàn, hiện cũng đã... hết nước. Ông Trương Văn Sinh, một chủ nhà vườn, buồn rầu nói: "Hiện sầu riêng, chôm chôm, cà phê bắt đầu ra bông, nếu không đủ nước cung cấp cho cây, thì quả thật đó là thảm họa".
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)