Tin tức » Tin trong nước
Thứ hai, 21/04/2025, 12:55:49 PM (GMT+7)
Đối thoại cấp cao về việc thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam
(10:50:03 AM 25/10/2016)(Tin Môi Trường) - Ngày 25 tháng 10 năm 2016 tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu (NCCC), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), và Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Cộng hòa liên bang Đức (BMUB) ủy quyền Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ tổ chức “Diễn đàn Đối thoại chính sách cấp cao giữa Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu và các đối tác phát triển”.
>> Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" >> Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10/8):Hành trình của sự chia sẻ và tỉnh thức
Toàn cảnh diễn đàn sáng 25/10/2016
Tham gia hội thảo còn có các Ủy viên Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Thành viên của Hội đồng tư vấn cho Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, đại diện các Bộ, ngành, các Ủy viên của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đại diện Bộ nhóm các đối tác thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), các Đối tác phát triển quốc tế, các Đại sứ quán và các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
Thoả thuận Paris về Khí hậu đã được các quốc gia thông qua tại COP21 tháng 12 năm 2015. Đã được 180 ký tháng 4 năm 2016 tại New York. Hiện Thoả thuận Paris đã được 83 quốc gia phê chuẩn hoặc phê duyệt và chính thức có hiệu lực từ ngày 4 tháng 11 năm 2016.
Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của BĐKH, cùng với nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý để phê duyệt Thoả thuận Paris trong năm 2016, Việt Nam cũng đã tích cực xây dựng Kế hoạch đến 2030 nhằm thực hiện Thoả thuận Paris tại Việt Nam. Để triển khai thực hiện Kế hoạch, bên cạnh nỗ lực của Việt Nam, rất cần có sự ủng hỗ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Diễn đàn do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu chủ trì.
Diễn đàn đối thoại lần này nhằm trao đổi giữa các thành viên Uỷ ban quốc gia về BĐKH với các đối tác phát triển về những nỗ lực của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận Paris trên cơ sở những thông tin khoa học mới nhất về tác động của BĐKH đến Việt Nam.
Các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra, biến đổi khí hậu đã diễn ra nhanh hơn so với các dự báo trước đây. Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ứng phó với BĐKH và thực hiện các yêu cầu do Thoả thuận Paris quy định. Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris tại Việt Nam đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp có tính hệ thống về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với BĐKH, tăng cường nguồn lực, minh bạch trong các hoạt động ứng phó và hỗ trợ ứng phó BĐKH và tăng cường quản lý nhà nước về BĐKH.
Chương trình SP-RCC giai đoạn 2016-2020 sẽ là một trong những phương tiện quan trọng để thực hiện Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris tại Việt Nam. Chương trình SP-RCC giai đoạn 2016-2020 đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thành tựu đạt được của Chương trình giai đoạn 2009-2015 đồng thời gắn chặt với các ưu tiên của Việt Nam và các yêu cầu do Thoả thuận Paris quy định. Thông qua chương trình SP-RCC, các đối tác phát triển sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, tăng cường năng lực, thực hiện các dự án ứng phó với BĐKH. Giai đoạn 2009 đến 2015, Chương trình đã xây dựng và triển khai thực hiện trên 300 nội dung chính sách, huy động hỗ trợ quốc tế được trên 1 tỷ đô la Mỹ. Giai đoạn 2016-2020 tập trung vào thực hiện Thoả thuận Paris tại Việt Nam, với nguồn vốn huy động được thông qua Chương trình dự kiến cho năm 2016, 2017 và 2018 là gần 500 triệu đô la Mỹ.
LÊ PHƯƠNG KHANH -Tin Môi Trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)