Tin tức » Tin trong nước
Đề nghị đưa Luật Biểu tình vào kỳ họp Quốc hội tới
(19:06:40 PM 21/05/2014)Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng nên sớm có Luật Biểu tình để người dân có điều kiện biểu tình một cách ôn hòa và đúng luật
Chiều nay 21-5, Quốc hội thảo luận tại tổ điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2014 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015.
Mở đầu phiên thảo luận tại tổ TP HCM, đại biểu (ĐB) Đỗ Văn Đương cho rằng để đảm bảo cho người dân có cơ sở biểu tình một cách ôn hòa và đúng luật thì kỳ họp thứ 8 sắp tới (dự kiến tổ chức vào tháng 10-2014) cần đưa vào chương trình dự thảo Luật Biểu tình.
Đồng ý với ông Đương, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng nhu cầu rất lớn của nhân dân là biểu tình. “Đó là quyền con người, được Hiến pháp quy định. Nhà nước phải đảm bảo nhưng đến nay chưa có khung pháp lý" - ông Nghĩa nói.
ĐB Trương Trọng Nghĩa đề xuất bổ sung việc xây dựng Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật tại kỳ họp thứ 8 sắp tới để kỳ họp thứ 9 (tổ chức vào tháng 5-2015) thông qua luật này. Ông Nghĩa cho rằng việc xây dựng luật là trách nhiệm của nhà nước, nhưng cũng là việc của nhân dân. “Xây dựng Luật Biểu tình do Bộ Công an chủ công nhưng Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng có thể đóng góp ý kiến, sẵn sàng tham gia để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, tránh thiệt hại”- ông Nghĩa nói.
Đồng tình, ĐB Huỳnh Thành Đạt cho rằng nên sớm xây dựng Luật Biểu tình. Vừa qua, lực lượng công nhân và sinh viên rất bức xúc trước việc giàn khoan Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Theo ông, nếu có quy định rõ ràng trong luật, người dân và sinh viên có điều kiện để biểu hiện lòng yêu nước một cách ôn hòa, văn minh, trật tự.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)