Tin tức » Tin trong nước
Thứ tư, 09/04/2025, 17:42:56 PM (GMT+7)
Chặn lối xuống biển của người dân
(12:18:52 PM 22/03/2018)(Tin Môi Trường) - Dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô TP.Đà Nẵng “treo” suốt 8 năm đã tái khởi động nhưng lại... bất ngờ chặn lối xuống điểm du lịch rạn Nam Ô.
>> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
Dự án “treo” 8 năm, nay rào lối xuống rạn Nam Ô khiến du khách phản ứng - ẢNH: NGUYỄN TÚ
Trong khi đó, chính quyền địa phương đang tìm cách “trả” lối đi xuống biển cho người dân.
Khoảng một tuần nay, du khách đến gửi xe nhà dân ở khu vực Nam Ô (P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) đã bất ngờ khi bị chặn các lối xuống rạn Nam Ô và khu vực lân cận. Chỉ vào tấm bảng trên hàng rào, nhân viên bảo vệ nêu lý do đây là đất thuộc dự án Lancaster Nam Ô Resort của Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng. Vì vậy, ngoại trừ người dân địa phương, tất cả du khách không thể xuống rạn Nam Ô mà chỉ có thể vui chơi ở bờ vịnh Đà Nẵng đoạn cuối đường Nguyễn Tất Thành.
Nhưng chính người dân địa phương cũng rất bức xúc bởi sự “hẹp hòi” của chủ dự án. Bởi theo họ, rạn Nam Ô từ bao đời là ghềnh đá đẹp, rêu mọc xanh mướt rất lý thú, là món quà chung của tạo hóa. Vì vậy, khi biết tin du khách bị nhân viên bảo vệ ngăn chặn, người dân đã “phản ứng” bằng cách... miễn phí giữ xe máy của khách và chủ động dẫn khách xuống rạn. Hôm qua 21.3, đại diện UBND Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) đã phải có mặt tại khu vực dự án để vận động người dân địa phương không tụ tập đông người để bày tỏ ý kiến phản đối, tránh gây mất an ninh trật tự.
Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch UBND P.Hòa Hiệp Nam, cho biết dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô quy hoạch từ năm 2011, nhưng gián đoạn nhiều năm đến tháng 9.2016 mới tái khởi động tiến trình đền bù giải tỏa. Tổng cộng có 679 hồ sơ đền bù giải tỏa. Các cấp chính quyền từ TP, quận, phường khẩn trương vận động dân, đến tháng 10.2017 bàn giao gần 37 ha đất sạch theo yêu cầu từ phía chủ đầu tư với kỳ vọng sớm tạo ra sản phẩm du lịch mới, tạo việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đến nay, chủ đầu tư chỉ mới... dựng hàng rào phong tỏa khu đất vàng này. Thông tin về quy mô dự án, tổng mức đầu tư, lộ trình xây dựng... cũng khá “kín”. Theo dõi nội dung quảng bá trên mạng, được biết Lancaster Nam Ô Resort có 57 biệt thự biển, rừng, tổ hợp nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, tổ hợp thương mại dịch vụ cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, bar, spa, giải trí biển... với quy mô đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng.
Cần điều chỉnh quy hoạch
Cũng theo bà Nguyễn Thị Lệ, từ tháng 6.2017 người dân Nam Ô đã phản ứng dự án “bịt” đường xuống tắm biển, nhất là khi khu vực được ngư dân tập kết thuyền thúng đánh bắt gần bờ mỗi ngày. Chưa kể, nhiều công trình tâm linh nằm trong khu gần 37 ha đã giao cho Trung Thủy cũng sẽ phải di dời. Trong số đó, có miếu Âm linh và lăng Ông (lăng cá Ông - cá Voi) nằm gần nhau và miếu Bà Liễu Hạnh cách đó không xa là nơi ngư dân hằng năm mở hội. Riêng nhà thờ tộc Trương và tộc Phan hiện đang chờ bố trí đất để di dời…
Ảnh: An Dy
Trước kiến nghị của địa phương, UBND Q.Liên Chiểu yêu cầu trước mắt Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng mở lối xuống biển ở các khu tâm linh cho người dân. Đồng thời, quận cũng kiến nghị TP làm việc với nhà đầu tư điều chỉnh quy hoạch để thống nhất đường xuống biển, đảm bảo hài hòa lợi ích địa phương. Điều này nhằm tránh tái diễn tình trạng người dân mất đường xuống biển đã từng xảy ra ở Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn mà hiện nay giải quyết rất khó khăn.
Theo Sở TN-MT, nếu như khu vực vịnh Đà Nẵng còn trống dự án, thì khu vực Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn lại có đến 33 dự án chiếm mặt tiền biển chỉ trên đoạn bờ biển dài 12 km. Hiện 4 bãi tắm công cộng đang quá tải, chính quyền TP.Đà Nẵng đề nghị chủ đầu tư nhượng lại phần đất đã cấp (để mở 5 đường xuống biển) nhưng thủ tục, quy trình liên quan đang gặp khó khăn. Do đó, mới đây Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chỉ đạo tạm thời chưa gia hạn 4 dự án ven biển chậm triển khai để “để dành” đất cho các địa điểm công cộng.
(Theo TNO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)