Tin tức » Tin trong nước
Bộ xương “khổng lồ” ở Cà Mau là xương trâu rừng
(19:09:29 PM 21/06/2012)![Người[-]sưu[-]tập[-]cầm[-]trên[-]tay[-]xương[-]hàm[-]phải[-]của[-]con[-]vật.](http://dantri4.vcmedia.vn/i:I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2012/06/xuongtrau_4ee19/nguoi-suu-tap-cam-tren-tay-xuong-ham-phai-cua-con-vat.jpg)
Trước đó, trong khi cải tạo ao nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Chính (ngụ ấp Tân Quảng Đông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) đã vô tình phát hiện một bộ xương “khổng lồ” rất lạ. Các bộ phận của bộ xương vẫn còn nguyên vẹn sau bao nhiêu năm được chôn sâu dưới lòng đất.
Sau đó, người nhà của ông Chính đã nhặt từng mảnh xương đem vào lập miếu thờ cúng. Thấy vậy, người dân trong vùng kéo nhau đến nhà ông Chính xem rất đông gây mất an ninh trật tự địa phương.
Để tránh những lời đồn thổi mê tín dị đoan không đáng có, chính quyền địa phương đã giải thích cho người dân rằng đây chỉ là… bộ xương của cá voi (!) Một số người cao tuổi ở đây cũng cho rằng bộ xương “lạ” nói trên có thể là xương cá voi bị “lụy” trôi dạt vào bờ và được chôn sâu dưới lòng đất hàng chục năm trước.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Vũ Thế Long, từ những gì quan sát được cho thấy, bộ xương nói trên không phải là xương cá voi, mà đơn giản chỉ là xương của loài trâu. Những gì trong bức ảnh cho thấy đó lần lượt là xương hàm dưới bên phải, một khúc xương ống chân, một đốt xương sống, người sưu tập cầm trên tay xương hàm phải của con vật và một số xương sống, xương chi của con vật nói trên.
“Đặc điểm của xương trâu, bò rất dễ nhận ra, chỉ cần chú ý vào xương hàm răng và xương ống chân của con vật. Trong nhiều lần khai quật ở các di chỉ khảo cổ từ trước đến nay, tôi đã gặp rất nhiều những bộ xương trâu kiểu như thế này. Có gì đâu mà lạ”, TS Vũ Thế Long cho biết.
Cũng theo TS Vũ Thế Long, trâu là con vật khá phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ xưa đến nay. “Những hiện vật tìm thấy trong quá trình tiến hành khai quật từ trước đến nay đã chứng minh rằng, trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long xưa kia đã từng tồn tại khá nhiều đàn trâu rừng sống hoang dã. Căn cứ vào kích thước khá lớn của bộ xương vừa được phát hiện có thể xác định đây là xương của loài trâu rừng này, có tên khoa học là Bubalus bubalis”, TS Vũ Thế Long nói.
Ngoài ra, việc xác định niên đại cho bộ xương nói trên theo Tiến sĩ Vũ Thế Long cũng không khó, chỉ cần lấy mẫu xương cụ thể rồi đem giám định là sẽ ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)