Tin tức » Tin trong nước
Thứ hai, 21/04/2025, 21:03:26 PM (GMT+7)
Ăn xin chùa Bái Đính: Thu nhập 4-5 triệu đồng/ngày
(15:11:34 PM 05/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Khoác lên mình những bộ quần áo rách rưới, nhếch nhác, lê lết ở ngoài đường nhưng thu nhập của “cái bang” ở chùa Bái Đính vào mùa lễ hội lên đến 4-5 triệu đồng/ngày.
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
Thật khó tin rằng cái “nghề” ăn mày được cho là “ở đáy của xã hội” lại mang về thu nhập “khủng” như vậy. Thế nhưng ở những ngôi chùa lớn, chuyện ăn xin kiếm được tiền triệu/ngày không còn là chuyện hiếm.
Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, vào mùa lễ hội (từ mùng 6 đến mùng 10 tháng Giêng, âm lịch) đội ngũ ăn xin đông đảo hơn cả. Nắm được tâm lý hào phóng khi đi viếng chùa của khách thập phương, đội “cái bang” tìm mọi cách phô ra sự nghèo khổ, đau đớn của mình để du khách thương hại bố thí.

Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.
Mỗi người vài nghìn đến vài chục nghìn, vào những ngày đầu khai hội, mỗi ngày có tới vài nghìn lượt du khách tới thăm, ăn xin ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này có thể kiếm dăm triệu/ngày là chuyện không khó.
Theo tiết lộ của một người ăn mày ở đây, vào ngày cao điểm, có những người ăn xin được 4-5 triệu đồng/ngày. Người ít cũng được 1-2 triệu/ngày.
Nhà có sạp hàng bán cơm cháy ở chùa Bái Đính, ngày ngày tiếp xúc với hội “cái bang” ở đây, Trịnh Văn Thành (Trường Yên, Ninh Bình) cho biết ăn mày ở đây có ăn mày giả và ăn mày thật. Ăn mày thật là những người khuyết tật thực sự. Còn ăn mày giả là những người còn lành lặn, ăn mặc rách rưới giả dáng khổ sở để xin tiền quan khách. Ăn mày giả chỉ dám xin lén lút, thấy bóng dáng công an, bảo vệ là “chuồn” ngay.
“Anh con nhà bác mình bị khuyết tật cũng ngồi xe lăn ăn xin ở chùa này. Vào ngày lễ hội cao điểm, anh cũng kiếm được 1-2 triệu/ngày. Còn ngày bình thường thì trung bình 2-3 trăm. Giờ hết mùa lễ hội anh ấy về nhà rồi”, anh Thành nói.
Anh Thành cũng cho biết, ăn xin ở đây chỉ hoạt động mạnh vào mùa lễ hội. Hết mùa lễ hội thì chỉ còn lại vài người khuyết tật ngồi xe lăn bám trụ lại chùa.
La Hoàn (VietNamnet)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)