Tin tức » Tin trong nước
An Giang: Mưa bão gây ngập, lở đá to, núi Cấm bị “đóng cửa”
(18:32:30 PM 15/09/2015)
Cây cối ngã ngang Tỉnh lộ 984 khiến giao thông bị ách tắc nhiều giờ
Liên tiếp trong 2 ngày 14 và 15-9, mưa lớn kéo dài khiến nước mưa từ trên núi Cấm tràn xuống Tỉnh lộ 948 đoạn qua xã Vĩnh Trung và thị trấn Chi Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, khiến đoạn đường này chìm trong biển nước. Nhiều phương tiện đi tuyến đường này phải dẫn bộ vì bị chết máy, có đoạn nước ngập sâu hơn 50 cm.
Theo người dân, cứ đến mùa mưa bão là khu vực này ngập cả mét. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước ven đường quá nhỏ, nước mưa thoát không kịp nên xảy ra ngập úng. Trận mưa lớn chiều tối 14-9 kèm theo dông lốc đã khiến nhiều nhà bị tốc mái, cây ngã chắn ngang đường khiến giao thông qua lại bị ách tắc. Các xe phải chuyển hướng lưu thông, đi đường vòng qua huyện Châu Thành để tránh. Hiện vẫn chưa thống kê được mức độ thiệt hại.
Cũng do ảnh hưởng của mưa bão, trước nguy cơ đất đá trên núi Cấm bị sạt lở, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang) đã chủ động “đóng cửa” đường độc đạo lên núi để tiến hành xử lý những tảng đá lớn có nguy cơ bị rơi.
Ông Phạm Văn Dũng, Trưởng Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm, cho biết việc đóng cửa này chỉ tạm thời để bảo vệ tính mạng cho người dân. Buổi sáng từ 6 giờ đến 7 giờ 30 phút và chiều từ 15 giờ 30 phút đến 19 giờ, người dân vẫn được lưu thông qua lại.
Sáng 15-9, UBND huyện Tịnh Biên cho biết đã giao cho một đơn vị thi công gia cố, khắc phục các tảng đá có nguy cơ rơi xuống đường. Khảo sát cho thấy có khoảng 3- 5 điểm đang đứng trước nguy cơ lở đất đá cần phải xử lý. Tuy nhiên, quá trình khắc phục sẽ gặp nhiều khó khăn nếu thời tiết không thuận lợi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)