Tin tức » Tin trong nước
Điều chỉnh quy hoạch đất của 33 tỉnh, thành phố
(23:27:53 PM 17/06/2011)
Thông tin tại cuộc họp báo cáo quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy, sau khi điều chỉnh, tổng diện tích đất lúa cả nước sẽ giữ ổn định ở mức 3,8 triệu ha, trong đó 3,2 triệu ha đất sản xuất lúa hai vụ trở lên.
Theo báo cáo, số liệu đề xuất quy hoạch đất trồng lúa của các tỉnh, thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 chỉ đạt 3,68 triệu ha, giảm 408.800ha so với năm 2009 và thấp hơn 120.000ha so với mục tiêu quy hoạch đất lúa.
Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại diện tích đất trồng lúa trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 để xem xét, điều chỉnh quy hoạch đảm bảo giữ diện tích đất lúa cần bảo vệ.
Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp để quản lý, sử dụng đất lúa hiệu quả như đề nghị Nhà nước đầu tư kinh phí cho các tỉnh, thành phố, huyện thị quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, nhất là quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã để tăng cường hiệu lực của công tác quản lý đất đai các cấp trên địa bàn cả nước; đầu tư kinh phí cho các vùng lúa chuyên canh để nâng cao năng suất; ban hành các chính sách để khuyến khích các địa phương giữ đất lúa…
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm rủi ro thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả đối với người sản xuất lúa hàng hóa, lập quỹ bình ổn giá tiêu thụ lúa gạo trên cơ sở đảm bảo người trồng lúa có lãi 30%...
Trong tiến trình, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đất trồng lúa ngày càng giảm, điều đáng quan tâm là phần lớn diện tích đất lúa chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)