Tin tức » Tin thế giới
Thứ năm, 03/04/2025, 22:44:52 PM (GMT+7)
Vách đá Hillary trên đỉnh Everest bị sập
(04:05:42 AM 23/05/2017)(Tin Môi Trường) - Một nhà leo núi người Anh tên Tim Mosedale xác nhận vách đá nằm ở sát đỉnh Everest đã bị phá hủy, nhiều khả năng là do trận động đất ở Nepal vào năm 2015.
>> Biến đổi khí hậu khiến thảm thực vật vươn cao lên sườn núi Everest >> Khám phá lễ hội mùa đông phong cách Châu Âu trên đỉnh núi Chúa >> Hà Giang nói gì về công trình không phép trên đỉnh Mã Pì Lèng? >> Vũ hội Ánh Dương - bữa tiệc thời trang hoành tráng trên đỉnh Bà Nà >> Lãng mạn như "Mùa đông nước Pháp" trên đỉnh Núi Chúa
Hillary Step vào năm 2010 - ảnh: FLICKR VISION
Vách đá Hillary được đặt tên theo nhà thám hiểm và leo núi người New Zealand Edmund Hillary. Ông cùng với nhà leo núi địa phương Tenzing Norgay là hai người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest vào năm 1953.
Vách đá cao 12 m là dốc đá gần như thẳng đứng ở rìa phía đông nam của ngọn núi. Trước đó đã có tin đồn râm ran trong cộng đồng những người leo núi chuyên nghiệp rằng bậc đá này đã bị phá hủy, nhưng điều kiện thời tiết không cho phép xác nhận.
Bản đồ các trạm dừng trên đường chinh phục đỉnh Everest - ảnh: AMERICAN HIMALAYAN FOUNDATION
“Tôi đã nghe thông tin này hồi năm ngoái, nhưng khi leo núi vào thời điểm đó vẫn không thể chắc chắn điều đó có xảy ra hay không, vì tuyết phủ dày cả khu vực. Tuy nhiên, năm nay, tôi có thể nói rằng tảng đá mang tên vách đá Hillary đã không còn ở vị trí cũ”, theo tờ The Guardian ngày 22.5 dẫn lời nhà leo núi Mosedale.
Ông Mosedale, người chinh phục đỉnh Everest lần thứ 6 vào ngày 16.5, đã chụp ảnh phần còn lại của vách Hillary, và rõ ràng địa hình của nơi này đã thay đổi đáng kể so với hình ảnh chụp cách đây vài năm.
Ảnh chụp vách đá Hillary (trái) vào năm 2016, và năm 2013- AMERICAN HIMALAYAN FOUNDATION
Phi Yến/TNO
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)