Tin tức » Tin thế giới
Trung Quốc di tản gần 1 triệu dân do Bão Chan-hom đổ bộ
(06:47:18 AM 12/07/2015)
Bão Chan-hom đổ bộ tỉnh Chiết Giang với cột sóng cao 10 m. Ảnh: Reuters
Theo Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC), Chan-hom có thể là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Chiết Giang kể từ năm 1949.
Cơn bão bắt đầu đổ bộ vào Trung Quốc lúc 16 giờ 40 phút, gần cảng Ningbo, có gần 6 triệu người sinh sống trước khi tiến gần Thượng Hải với dân số 23 triệu người.
Theo dự báo của NMC, tối 11-7, sau khi vào đất liền, tốc độ cơn bão sẽ chậm dần với sức gió lên tới 162 km/giờ khi đến thành phố Chu San (Chiết Giang).
Ngoài biển, Chan-hom tạo ra những cột sóng cao tới 10 mét, Trung tâm Cảnh báo Bão của Mỹ cho biết.
Trước sức mạnh của siêu bão, Chiết Giang đã sơ tán khoảng 960.000 người và kêu gọi toàn bộ các tàu thuyền đánh cá trở về cảng. Chính quyền tỉnh cũng cho biết trước đó, gần 30.000 tàu thuyền đã được neo đậu an toàn.
Hiện một số nơi ở tỉnh này đã bị ngập lụp do lượng mưa đo được là cực lớn: 300 milimet trong 24 giờ vào sáng 11-7.
Dự báo, Thượng Hải sẽ bị cơn bão “càn quét” trong đêm nay, 11-7 hoặc sáng sớm mai do nó đổi hướng vào biển Hoàng Hải.
Trước tình hình mưa bão phức tạp, chính quyền Chiết Giang đã kêu gọi người dân ở trong nhà và hủy bỏ các sự kiện công cộng, ngoài trời trong ngày 11 và 12-7. “Chúng tôi đề nghị tất cả mọi người thực hiện tốt chiến dịch ngồi ở nhà để tránh bão”, thông báo nêu rõ.
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo cho hay hai sân bay Quốc tế của Thượng Hải là Phố Đông và Hồng Kiều đã lần lượt hủy 500 chuyến bay và 250 chuyến bay vì siêu bão.
Trong khi đó, tỉnh Phúc Kiến, phía Nam Chiết Giang cũng phải sơ tán hơn 30.000 người và tỉnh Giang Tô cũng sơ tán 10.000 người.
Bão Chan-hom đổ bộ Trung Quốc, cột sóng cao 10 mét
Trước khi đổ bộ vào Trung Quốc, cơn bão Chan-hom đã quét qua Philippines khiến 5 người chết và 20 người bị thương, "ghé thăm" Nhật Bản vào 10-7 với sức gió mạnh làm bật nhiều gốc cây, hư hỏng nhiều tòa nhà. Ở Đài Loan, cơn bão cũng làm 4 người bị thương do cây ngã. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản mô tả cường độ cơn bão này là “cực mạnh”.
Người Trung Quốc xem cảnh sóng dâng cao do bão đổ bộ. Ảnh: Reuters
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)