Tin tức » Tin thế giới
Phát hiện loại sinh vật có thể sống trên... vũ trụ 
(11:05:44 AM 19/09/2012)
Theo trang New Scientist, “gấu nước” thuộc nhóm sinh vật không xương sống, di chuyển chậm như rùa và “bà con” với họ chân đốt. Loài vật tí hon này có chiều dài cơ thể thường không quá 1mm với hình thù kỳ lạ, có 4 ngấn trên lưng, 8 chân mũm mĩm, móng nhỏ xíu và đầu luôn cúi xuống như đang tìm kiếm vật gì đó. Tên gọi của chúng có thể xuất phát từ ngoại hình giống như gấu.
Tuy nhiên, “gấu nước” được biết đến nhiều hơn nhờ khả năng gần như “bất khả tổn hại”. Chúng không chết ngay cả khi bị đun sôi, đông đá, nén lại trong áp suất cực cao hay thậm chí bị sấy khô.
Giới khoa học phát hiện, gấu nước hiện diện gần như trong tất cả hệ sinh thái trên thế giới, nhưng sống chủ yếu dưới nước hoặc trong rong rêu. Điểm độc đáo của loài sinh vật này là chúng có thể sống sót trong tình trạng thường xuyên khô héo và có thể mất gần như toàn bộ lượng nước trong cơ thể. Khi bị mất nước, chúng chuyển sang trạng thái ngủ, khi đó cơ thể teo lại và hoạt động trao đổi chất tạm dừng.
Dù có kích thước cơ thể tí hon, với chiều dài không quá 1mm, "gấu nước" là sinh vật đầu tiên trên Trái đất có khả năng sống sót trong môi trường vũ trụ mà không cần thiết bị bảo vệ |
Trong trạng thái ngủ như chết như vậy, gấu nước vẫn duy trì các cấu trúc trong tế bào cho đến khi có nước để “đánh thức” các tế bào. Nhờ đó, chúng có thể tồn tại trong tình trạng khô cứng hoàn toàn trong nhiều năm liền và sau đó hồi sinh trở lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Bắt đầu từ năm 2007, các nhà sinh vật học chứng minh được rằng, gấu nước đủ khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt của vũ trụ. Họ đã gửi các con gấu nước sấy khô tới trạm không gian quốc tế (ISS) và phát hiện, môi trường chân không trong vũ trụ, các tia phóng xạ vũ trụ cũng như những tia bức xạ Mặt trời với cường độ mạnh hơn 1.000 lần so với tia bức xạ trên Trái đất không thể gây tổn hại cho nó. Nhờ đó, gấu nước trở thành sinh vật đầu tiên sống sót trong môi trường vũ trụ mà không cần có thiết bị bảo vệ.
Sự dẻo dai phi thường của gấu nước cũng được chứng minh qua nhiều thử nghiệm: Chúng vẫn “bình an vô sự” trong môi trường áp suất lớn hơn 6.000 lần so với áp suất trong bầu khí quyển, “vững vàng” trước các tia X-quang và hồi sinh sau khi bị đông lạnh đến -273,15 độ C - nhiệt độ được cho là lạnh nhất.
Chuyên gia Mike Shaw, người đã rất tâm huyết với thế giới động vật, đặc biệt là gấu nước, khẳng định rằng, chúng ta cần phải biết rõ nhiều hơn nữa về gấu nước. Ông đã dành một năm rưỡi nghiên cứu chuyên sâu về loài sinh vật kỳ lạ này ở New Jersey và gửi kết quả công trình nghiên cứu của mình tới một nhà tự nhiên học danh tiếng chuyên về tardigrade. Trong khi chờ thẩm định, ông Shaw tiếp tục di chuyển tới Virginia, lặng lẽ săn tìm và giao tiếp với các con gấu nước trong rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)