Tin tức » Tin thế giới
Nước giàu, nước nghèo tranh cãi tại hội nghị khí hậu Durban
(17:03:17 PM 12/12/2011)
![]() |
Ông Xie Zhenhua, trưởng đoàn Trung Quốc, rời phòng đàm phán vào hôm 10/12. Ảnh: AP. |
Thỏa thuận mà 194 đoàn đại biểu đạt được thực chất là một gói các giải pháp được ban điều hành hội nghị khí hậu mô tả là "cân bằng" đối với lợi ích của các nước. Theo thỏa thuận, Liên minh châu Âu (EU) sẽ đặt những cam kết về cắt giảm khí thái của họ trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto. Ngoài ra các vòng đàm phán để đạt được hiệp định mới về cắt giảm khí thải sẽ bắt đầu từ năm sau, kết thúc chậm nhất vào năm 2015 và sẽ có hiệu lực vào năm 2020, BBC đưa tin.
Các cuộc đàm phán kéo dài hơn gần 36 giờ sau thời điểm kết thúc dự kiến của hội nghị.
“Chúng ta vừa làm nên lịch sử”, bà Maite Nkoana-Mashabane, Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế của Nam Phi, tuyên bố.
Trước đó hội nghị bị phủ bóng đen bởi tranh cãi giữa Ấn Độ và EU về khái niệm “lộ trình” của một thỏa thuận toàn cầu mới về giảm khí thải. Ấn Độ không muốn một lộ trình mang tính ràng buộc về pháp lý.
Cuối cùng, một nhà đàm phán Brazil nghĩ ra công thức dung hòa lợi ích giữa hai bên. Công thức đó được cả Ấn Độ và EU chấp nhận.
EU, Liên minh các đảo quốc nhỏ (AOSIS) và khối các nước chậm phát triển nhất (LDC) đề xuất lộ trình đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận mới về giảm khí thải.
Những nước này cho rằng nếu không đạt được một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý về giảm khí thải, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm hơn 2 độ C so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp. Giới khoa học thế giới nhất trí rằng cuộc sống của con người sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu nhiệt độ trung bình tăng hơn 2 độ C.
“Trong lúc các nước giàu phát triển thì chúng tôi đối mặt với thảm họa. Tại sao chúng tôi phải chấp nhận thực tế bất công đó?”, Karl Hood, Ngoại trưởng Grenada, phát biểu nhân danh các đảo quốc nhỏ.
Đại biểu của nhóm các nền kinh tế mới nổi – Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc – chỉ trích cái mà họ gọi là “thời hạn gấp gáp” và “nghĩa vụ pháp lý nặng nề”.
“Tôi đứng trên quan điểm về sự công bằng. Đó là điều mà không chỉ Ấn Độ, mà cả thế giới quan tâm”, bà Jayanthi Natarajan, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ, phát biểu.
Đoàn Ấn Độ tin rằng chỉ các nước phát triển phải giảm khí thải, còn các nước đang phát triển không có nghĩa vụ đó.
“Các nước phương Tây không giảm lượng khí thải theo cam kết, vậy tại sao những nước nghèo hơn phải làm việc đó cho họ?”, bà Natarajan đặt câu hỏi.
Xie Zhenhua, trưởng đoàn Trung Quốc, đồng ý với quan điểm của Ấn Độ. Với thái độ giận dữ, ông nói với đại biểu của những nước phát triển: “Chúng tôi đang làm những việc mà các ngài không thực hiện. Chúng tôi muốn thấy hành động thực sự của các ngài”.
Mặc dù vậy, Bangladesh và một số quốc gia đang phát triển khác đứng về phía AOSIS. Các nước đó nhận định một thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý là thứ cần thiết.
Cả AOSIS và LDC đều nhất trí rằng các nước giàu cần phải hành động quyết liệt hơn để giảm lượng khí thải. Song họ cũng đồng ý rằng các nước đang phát triển nhanh như Trung Quốc nên giảm lượng khí thải ngay trong vài năm tới nếu các chính phủ muốn duy trì mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 độ C.
Quy chế quản lý quỹ hỗ trợ các nước nghèo chống biến đổi khí hậu cũng được thông qua, mặc dù cơ chế đóng góp chưa được làm rõ. Ngân sách của quỹ có thể lên tới 100 tỷ USD mỗi năm. Số tiền đó sẽ được chia cho các nước kém phát triển để họ ứng dụng những công nghệ sạch và thích nghi với những tác động của biến đổi khí hậu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)