Tin tức » Tin thế giới
Nhật Bản phát hiện trữ lượng 100 tỷ tấn đất hiếm dưới Thái Bình Dương
(20:16:20 PM 04/07/2011)
Các nhà địa chất ước tính có khoảng 100 tỷ tấn đất hiếm trong lớp bùn của đáy biển Thái Bình Dương.
Hiện tại, Trung Quốc sản xuất 97% lượng đất hiếm của thế giới.
Các nhà phân tích cho hay việc Nhật bản phát hiện một trữ lượng đất hiếm có thể thách thức vị thế thống trị của Trung Quốc, nếu việc khai thác đất hiếm từ đáy biển có thể thực hiện được.
Tạp chí khoa học Nature Geoscience của Anh đưa tin một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu là ông Yasuhiro Kato, một giáo sư về khoa học trái đất tại Đại học Tokyo, đã tìm ra đất hiếm trong bùn dưới đáy biển tại 78 địa điểm.
“Bùn chứa lương đất hiếm rất cao. Chỉ 1km2 bùn sẽ có thể cung cấp 1/5 lượng tiêu thụ đất hiếm toàn cầu hiện nay”, ông Yasuhiro Kato nói.
Đất hiếm được tìm thấy ở độ sâu từ 3.500-6.000m dưới mặt biển.
Những lo ngại về môi trường
Ông Kato cho biết thêm rằng 1/3 trong số 78 địa điểm nói trên chứa nồng độ đất hiếm và kim loại Ytri rất cao.
Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hóa học, vốn có hàm lượng rất nhỏ có trong Trái Đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Đất hiếm là nguyên liệu chủ chốt để chế tạo các linh kiện trong nhiều sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại, động cơ ô tô, tên lửa… |
Trữ lượng đất hiếm được tìm thấy trong vùng biển quốc tế phía đông và tây quần đảo Hawaii, và phía đông đảo Tahiti trong quần đảo Polynesia của Pháp.
Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ước tính trữ lượng đất hiếm toàn cầu chỉ khoảng 110 tỷ tấn, chủ yếu được tìm thấy tại Trung Quốc, Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, và Mỹ.
Trung Quốc năm ngoái đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vì tranh chấp lãnh thổ. Nhật Bản từ đó đã tìm kiếm các nguồn cung đất hiếm mới.
Chính phủ Malaysia đang cân nhắc có nên cho phép việc thực hiện một dự án do Australia trợ giúp tài chính nhằm khai thác đất hiếm hay không, trong khi sự phản đối của người dân địa phương tập trung vào nỗi lo chất thải phóng xạ.
Số lượng công ty đang tìm kiếm giấy phép để khai thác đáy biển Thái Bình Dương đang gia tăng nhanh chóng.
Công ty khai mỏ Nautilus của Canada là công ty đầu tiên nhận được giấy phép nhằm tiến hành thăm dò đáy biển Bismarck và Solomon xung quanh Papua New Guinea để tìm kiếm các mỏ sulphide chứa vàng và đồng.
Viễn cảnh khai thác đáy biển để tìm các kim loại quý - và thiệt hại mà nó có thể gây ra đối với các hệ sinh thái biển - đang khiến các nhà môi trường lo ngại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)