Tin tức » Tin thế giới
Nhật Bản lo siêu động đất khi cá heo mắc cạn la liệt 
(22:28:21 PM 11/04/2015)
150 con cá heo mắc cạn ở bãi biển TP Hokota. Ảnh: AP
Một hiện tượng lạ xảy ra ở bãi biển TP Hokota, Đông Bắc Tokyo, khi 150 con cá heo bị mắc cạn trên bờ cát, nhiều con sức khỏe rất yếu.
Các cảnh quay trên kênh truyền hình NHK (Nhật Bản) cho thấy hàng chục người mang theo xô để múc nước đổ lên người những chú cá heo. Họ thậm chí còn dùng khăn tắm thấm nước để giữ cho da chúng không bị khô.
Những con cá heo nhúc nhích và lắc nhẹ vây khi bị con người đụng chạm. Hầu hết chúng đều có chiều dài từ 2-3 m, thân thể bị trầy xước khá nhiều do mắc kẹt lâu trên bờ cát khô.
Dù được chính quyền địa phương nỗ lực giải cứu nhưng nhiều con cá heo chết ngay sau đó. Chỉ có 3 con được cứu sống và thả về biển.
150 con cá heo nằm la liệt dọc theo bờ biển dài khoảng 10 km. Cảnh sát biển sử dụng tàu tuần tra đưa 3 chú cá heo có sức khỏe tốt nhất ra ngoài khơi và thả chúng xuống nước. Số còn lại đều không có hy vọng sống sót và những con đã chết được chôn cất.
Chuyên gia về động vật biển có vú, ông Tadasu Yamada, đến từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia (NMNS) nói với đài NHK rằng những con cá heo này dường như đã gặp vấn đề về sinh lý hay tâm lý và phải đối mặt với một mối đe dọa nào đó trước khi gặp nạn.
Hồi năm 2011, khoảng 50 con cá heo tương tự cũng bị mắc kẹt trên một bãi biển gần đó. Những con vật xuất hiện trước trận động đất gây ra sóng thần và một thảm họa hạt nhân 6 ngày, giết chết ít nhất 19.000 người.
Các nhà bình luận trực tuyến đang lo ngại Nhật Bản sẽ hứng chịu một trận động đất giống hồi năm 2011 sau vụ 150 con cá heo mắc cạn dù các bằng chứng khoa học chưa khẳng định được mối liên hệ giữa 2 sự kiện này.
Nhiều con cá heo chết ngay sau đó. Ảnh: Daily Mail
Hàng chục người mang theo xô để múc nước đổ lên người những chú cá heo. Ảnh: AP
Chỉ có ba con được cứu sống và thả về biển. Ảnh: EPA, Daily Mail
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)