Tin tức » Tin thế giới
Nhật Bản: Dân Fukushima kiện chủ tịch TEPCO
(23:07:06 PM 11/06/2012)
Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối quyết định khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân của Thủ tướng Noda vào cuối tuần qua - Ảnh: Reuters |
Đơn kiện chung của 1.324 người dân tỉnh Fukushima viết rằng ban lãnh đạo của TEPCO, gồm chủ tịch Tsunehisa Katsumata và cựu chủ tịch Masataka Shimizu, phải chịu trách nhiệm vì không ngăn ngừa được thảm họa hạt nhân hồi năm ngoái, đẩy cuộc sống người dân vào sự nguy hiểm do tiếp xúc phóng xạ.
Trong danh sách bị kiện còn có tên chủ tịch Ủy ban an toàn hạt nhân Haruki Madarame vì sự sơ suất trong các công tác đối phó thảm họa bất chấp nhiều cảnh báo sóng thần ở Fukushima và những trận động đất xảy ra trước đó.
Điều khiếu nại thứ hai là việc chậm trễ thông báo dữ liệu về phóng xạ lan tỏa của TEPCO đã “cản trở quá trình di tản của người dân xung quanh Nhà máy Fukushima và tăng rủi ro nhiễm xạ”.
Người phát ngôn của TEPCO cho biết công ty vẫn chưa nhận được đơn kiện.
Văn phòng công tố quận Fukushima sẽ xem xét đơn khiếu kiện và quyết định có tuyên bố cáo buộc hình sự chống lại những người được nêu tên trong đơn hay không. Trong đơn này, người dân muốn các quan chức trên phải đi tù.
Cuối tuần qua, cựu chủ tịch Shimizu đã lần đầu ra đối chất trước một ủy ban điều tra cấp cao về trách nhiệm của ông trong thảm họa hạt nhân Fukushima.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban an toàn hạt nhân tỉnh Fukui ngày 11-6 đã thông qua việc tái khởi động lại lò phản ứng số 3 và 4 ở hai nhà máy điện hạt nhân tại thị trấn Ohi của tỉnh.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda ngày 8-6 đã lên truyền hình kêu gọi sự ủng hộ của người dân trong việc tái khởi động hai nhà máy điện trên trước dự báo thiếu hụt điện nghiêm trọng tại đây trong mùa hè.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)