Tin tức » Tin thế giới
Nàng tiên cá có thực sự tồn tại?
(09:47:40 AM 03/07/2012)
Ảnh minh họa
Nhiều lời đồn đại và không ít bằng chứng trong quá khứ làm cho người cá trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của đại dương. Niềm tin về sinh vật nửa người nửa cá xuất hiện ngay từ buổi bình minh của loài người, trước hết là trong các bức tranh hang động giai đoạn cuối thời kỳ đồ đá cũ cách đây khoảng 30.000 năm, khi con người bắt đầu giương buồm đi chinh phục biển cả. Sinh vật có một nửa hình dáng giống con người ấy (được gọi chung là chimera) cũng từng “làm mưa làm gió” trong rất nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết. Và kể từ năm 1403, việc phát hiện ra không ít xác ướp người cá lại càng khiến giới khảo cổ học trên thế giới vô cùng bối rối. Một số nhà khoa học tin rằng nàng tiên cá là nhân vật có thật.
Cuối tháng trước, kênh Animal Planet đã phát sóng chương trình truyền hình mang tên “Mermaids: The Body Found” dưới dạng phim tài liệu “vẽ ra một bức tranh cực kỳ thuyết phục về sự tồn tại của nàng tiên cá: họ trông như thế nào, tại sao luôn phải sống ẩn dật...”. Mặc dù chính các đạo diễn cũng thừa nhận rằng đây chỉ là bộ phim khoa học viễn tưởng có cốt truyện phần lớn được xây dựng dựa trên suy đoán nhưng đối với nhiều người, nó thực sự đáng tin cậy và không ngừng tranh luận để bảo vệ ý kiến đó.
Phát biểu trên tờ New York Times, nhà phê bình Neil Genzlinger lưu ý: “Đây là câu chuyện mang tính hư cấu từ vài chi tiết nhỏ trong thực tế, các tác giả phát triển nó giống một bộ phim tài liệu có thật. Có vẻ như nhiều người không nhận thức được những nguyên tắc cơ bản nên đã bị cuốn vào vòng xoáy thật – giả của những nguồn thông tin trong chương trình”.
Và để khẳng định điều này, trong bài viết của mình, nhóm chuyên gia NOAA xác nhận: đúng là có không ít nhà khoa học tin tưởng vào giả thuyết cho rằng tổ tiên loài người từng là một sinh vật sống dưới biển nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa từng ghi nhận bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào liên quan đến người cá.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)