Tin tức » Tin thế giới
Thứ ba, 22/04/2025, 09:43:44 AM (GMT+7)
Nam Phi: Phát hiện thêm 7 xác tê giác tại công viên
(18:03:12 PM 13/08/2012)(Tin Môi Trường) - Bộ Môi trường Nam Phi ngày 12/8 cho biết vừa phát hiện thêm bảy xác tê giác tại một công viên tư nhân thuộc khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Tây Bắc, nâng tổng số tê giác bị giết hại tính từ đầu năm 2012 lên hơn 300 con.
>> Bà Đỗ Thị Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 27 năm Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi và ra mắt sách "Liên và những giấc mơ" >> Hàng trăm tê giác được cứu khỏi bọn săn trộm nhờ các biện pháp phong tỏa >> USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác >> Lễ bàn giao mẫu vật giám định sừng tê giác bị tịch thu tại Việt Nam cho đại diện Cơ quan quản lý CITES Nam Phi >> Khởi động trồng các cây thảo dược thay thế mật gấu tại vườn sinh học nhà trường
Ảnh minh họa. (Nguồn: nikela.org)
Ông Vishnu Naidoo, phát ngôn viên Cơ quan chống tội phạm đặc biệt của Nam Phi, cho biết số tê giác trên đã bị giết tại Zeerust thuộc Borakalalo và Marikana để lấy sừng.
Sừng tê giác vốn được cho là phương thuốc chữa bách bệnh và vì thế lợi nhuận từ sừng tê giác lớn hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác từ động vật hoang dã, như mật gấu hay cao hổ.
Tính từ đầu năm đến nay, cảnh sát Nam Phi đã bắt giữ 164 nghi phạm, trong đó gồm những tên chuyên săn trộm, vận chuyển và buôn bán sừng tê giác. Năm 2011, tại Nam Phi, có tới 448 con tê giác bị giết trong khi năm 2010 là 333 con.
Hiện có khoảng 22.000 con tê giác trắng và đen sống tại Nam Phi, chiếm tới 93% tổng số tê giác trên toàn thế giới. Khu bảo tồn tê giác tại đất nước này được xem là một trong những quần thể tê giác khả thi cuối cùng trên thế giới, song tình trạng tê giác bị săn bắt và giết hại đang ngày càng trầm trọng hơn tại đây.
Để ngăn chặn tình trạng trên, giới chức Nam Phi đã không ngừng đưa ra các biện pháp như triển khai quân đội tuần tra, cài chip vào thân tê giác để theo dõi, nhưng kết quả cũng không mấy khả quan, do những kẻ săn trộm luôn đối phó bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và phương tiện hiện đại.
(Nguồn: Thạch Thảo - Vietnam+)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)