Tin tức » Tin thế giới
LHQ kêu gọi thế giới tiêu hủy toàn bộ vũ khí hóa học
(16:44:40 PM 09/04/2013)Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. (Nguồn: Getty)
Trong phiên khai mạc của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nhắc lại những thảm kịch đau buồn khi vũ khí hóa học bị sử dụng lần đầu tiên ở Ypres (Bỉ) vào năm 1915 trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó là ở Iran, Iraq, hay trong hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo (Nhật Bản) và một số nơi khác.
Ông cho biết nhờ cố gắng chung của cộng đồng quốc tế, hiện nay 80% số vũ khí hóa học trên thế giới đã bị tiêu hủy, và kêu gọi tất cả các quốc gia sớm tiêu hủy nốt số vũ khí hóa học hiện đang còn tồn tại vì sự bình yên của nhân loại. Tổng Thư ký hy vọng con người sẽ làm tất cả để bóng ma của các loại khí độc mãi mãi không còn ám ảnh con người, không còn bị sử dụng như một công cụ của chiến tranh.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết cá nhân ông và Liên hợp quốc đang hết sức lo lắng trước những thông tin về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng hoặc đang có nguy cơ bị sử dụng trong cuộc xung đột hiện nay ở Syria.
Theo ông, đây là bằng chứng cho thấy cuộc xung đột đã bước sang năm thứ ba này đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, bất chấp mọi cảnh báo, mối lo ngại cũng như các công ước quốc tế về các loại vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh. Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định bất kỳ ai sử dụng vũ khí hóa học với bất cứ lý do gì cũng đều bị coi là tội phạm chống lại loài người cực kỳ nguy hiểm.
Công ước Quốc tế về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học được Liên hợp quốc thông qua hồi đầu tháng 9/1992, và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/1997. Song, hiện mới có 188 quốc gia tham gia, và nhân hội nghị này, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã kêu gọi 8 nước còn lại là Angolia, Triều Tiên, Ai Cập, Israel, Myanmar, Syria, Somalia và Nam Sudan sớm tham gia ký kết công ước trên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)