Tin tức » Tin thế giới
Brazil: cá ăn thịt sống tấn công bãi tắm du lịch
(14:10:54 PM 17/11/2011)
Một đàn cá piranha - Ảnh: aquariumfish.net |
AP dẫn lời chính quyền thành phố Caceres, bang Mato Grosso cho biết đây là lần đầu tiên họ gặp vấn đề này tại bãi tắm Daveron, điểm du lịch nổi tiếng nằm trên con sông Paraguay. Những con cá piranha hung dữ đã đột ngột đổ về từng quần thể lớn trong suốt hai tuần qua.
Piranha từng được mô tả như “loài cá hung dữ nhất thế giới”, không chỉ bởi hàm răng sắc nhọn của chúng mà còn bởi thói quen xâu xé cả những sinh vật lớn hơn.
“Mọi người cần phải hết sức cẩn thận. Nếu bị cắn, phải ngay lập tức lên bờ và không để cho máu loang ra trên mặt nước” - Oliveira, một người dân địa phương, nói với kênh Globo TV.
Đã có ít nhất 15 người là nạn nhân của piranha trong những ngày qua.
“Tôi lặn xuống sông và khi trồi lên thì cảm thấy một cơn đau ở chân - một nạn nhân tên Elson Pinto kể lại - Con cá đã cắn mất đầu ngón chân tôi. Tôi bỏ chạy trối chết lên bờ vì sợ chúng sẽ đổ xô đến khi nghe mùi máu”.
Thế nhưng các quan chức Caceres cho biết bãi tắm sẽ vẫn mở cửa vì đây là một điểm thu hút khách du lịch quan trọng tại vùng Pantanal, vốn nổi tiếng về du lịch sinh thái. Cứ vào tháng 9 hằng năm, thành phố lại tổ chức một trong những festival câu cá lớn nhất Brazil với sự tham gia của khoảng 200.000 khách du lịch.
Một biển báo lớn đã được dựng lên với dòng chữ đỏ: “Người bơi lội chú ý. Vùng có cá piranha. Nguy hiểm!”. Tuy nhiên lượng khách du lịch đã giảm rõ rệt trong những ngày qua và bãi tắm không có một bóng người vào hôm 15-11, vốn là ngày nghỉ lễ của Brazil.
Cá piranha đã có mặt tại khu vực từ lâu, nhưng chính quyền thành phố và người dân địa phương khẳng định đây là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng loài cá ăn thịt hung dữ này xuất hiện ở vùng nước cạn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)