Tin tức » Tin thế giới
Biểu tình chống xuất khẩu động vật sống
(10:02:04 AM 07/10/2012)
|
Người dân Melbourne xuống đường yêu cầu chính phủ ban lệnh cấm xuất khẩu động vật sống ngày 6-10 - Ảnh: AAP |
Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi những đoạn băng ghi hình được công bố cho thấy hàng ngàn chú cừu xuất khẩu của Úc, trong một lô hàng 21.000 con, đã bị giết hại dã man ở Pakistan. Các chú cừu này ban đầu được xuất khẩu sang Bahrain song bị từ chối. Thậm chí Bộ Nông nghiệp Úc đang điều tra thông tin rằng một số chú cừu đã bị chôn sống.
Cảnh sát ước tính 500 người đã tụ tập ở trung tâm thành phố Sydney, vẫy các biểu ngữ với những thông điệp như "Ngừng hủy diệt động vật".
Khoảng 1.500 người đã có mặt tại một cuộc biểu tình tương tự ở Adelaide, trong khi hàng trăm người khác tham dự cuộc biểu tình ở Brisbane, Canberra, Melbourne, Hobart và Fremantle. Các cuộc biểu tình đã được hỗ trợ bởi các tổ chức như Animals Australia, Liên đoàn Công nhân thực phẩm Úc...
Phát biểu tại các cuộc biểu tình ở Sydney, Clare Mann từ Tổ chức Animals Australia nhắc lại một năm trước những người biểu tình từng tuần hành bày tỏ thái độ khi chương trình Four Corners của Đài ABC cho thấy gia súc bị ngược đãi trong các lò mổ ở Indonesia. Sau đó Chính phủ Úc đã ban hành lệnh tạm cấm xuất khẩu động vật sang Indonesia 6 tháng.
Clare Mann nói với đám đông: “Mặc dù động vật không có tiếng nói, song chúng ta là tiếng nói của chúng”.
Thượng nghị sĩ Đảng Lao động Melissa Parke cũng ủng hộ lệnh cấm này. Bà Melissa nói "một khi được đưa ra nước ngoài, số phận của các động vật sẽ ngoài tầm kiểm soát của nước Úc".
Chính phủ thì cho rằng các quy định đối với ngành xuất khẩu trực tiếp động vật đang được áp dụng nghiêm. Peter Kane (Hội đồng chăn nuôi xuất khẩu Úc) nói rằng tình trạng đối xử với các loài động vật Úc ở các quốc gia nhập khẩu, chẳng hạn như Indonesia, đã được cải thiện đáng kể trong năm qua.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)