Tin tức » Tin thế giới
Bắc Kinh đóng cửa nhà máy, công trình xây dựng để hạn chế ô nhiễm 
(23:37:11 PM 08/12/2015)
Một góc thành phố Bắc Kinh khi sương mù ô nhiễm bao phủ (trên trên) và trước đó (dưới) - Ảnh: CNN
Thành phố Băc Kinh lần đầu tiên ban hành cảnh báo đỏ, mức cảnh báo cao nhất trong hệ thống cảnh báo về ô nhiễm không khí, chứng tỏ bầu không khí ở Bắc Kinh đang rất nguy hại đến sức khỏe của 21 triệu dân ở đây.
Chính quyền Bắc Kinh khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong thời điểm “cảnh báo đỏ” có hiệu lực để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là người già và trẻ em.
Các trường học từ mẫu giáo đến trung học cũng được yêu cầu tạm đóng cửa. Tất cả các công trường xây dựng và hàng nghìn nhà máy sản xuất công nghiệp trong địa bàn Bắc Kinh đã bị cấm hoạt động trong thời gian “báo động đỏ” còn hiệu lực.
Xe hơi cá nhân di chuyển trên đường trong những ngày này cũng bị hạn chế. Thay vào đó, sẽ tăng cường 21.000 - 25.000 xe buýt, trong đó hơn 8.100 chiếc sử dụng năng lượng sạch để vận chuyển hành khách.
Nhật báo Trung Quốc cho biết đây là “mức cảnh báo chết người” trong hệ thống phản ứng khẩn cấp với nạn ô nhiễm không khí mà Trung Quốc đặt ra từ tháng 10-2013 đến nay. Mức cảnh báo đỏ sẽ áp dụng từ 7g sáng 8-12 (giờ Bắc Kinh) đến trưa 10-12.
Hiện chỉ số không khí (AQI) ở tất cả các trạm theo dõi ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh đang vượt quá chỉ số 200.
Không chỉ ở Bắc Kinh mà các tỉnh thành lân cận cũng đang hứng đợt sương mù ô nhiễm lan rộng khắp vùng đông bắc Trung Quốc này. Chính quyền tỉnh Hà Bắc, Thiên Tân và Sơn Tây đang chạy đua với thời gian, chỉ mong giảm được ô nhiễm phần nào ở địa phương của họ.
Tuy nhiên, dường như mọi biện pháp đều không mấy hiệu quả khi đến chiều 8-12, chỉ số ô nhiễm ở thành phố Bảo Định và khoảng 10 thành phố khác ở tỉnh Hà Bắc vẫn vượt ngưỡng 100. Tình hình ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cũng không khá hơn.
Người dân Bắc Kinh phải sống trong bầu không khí ô nhiễm trầm trọng - Ảnh: CNN
Một cư dân Bắc Kinh mang khẩu trang chống độc đi trên xe điện ngầm ngày 8-12 - Ảnh: China Daily
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)