Tin tức » Tin thế giới
TQ vượt qua Nhật trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới
(23:30:43 PM 17/06/2011)
Nhật công bố số liệu về tổng sản phẩm quốc nội trong quý tư và trong cả năm vào lúc 08h50 hôm Thứ Hai, giờ địa phương (23h50 GMT Chủ nhật) tại Tokyo.
Nhật đã mất vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào tay Trung Quốc, các số liệu mới nhất sắp công bố dự kiến sẽ xác định tin này.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản là 5,39 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2010. Số liệu sơ bộ của Trung Quốc cho thấy GDP của nước này trong năm ngoái là 5,75 nghìn tỷ đô la.
Sự tăng trưởng của Trung Quốc phần lớn nhờ vào việc ngành sản xuất được rót quỹ đầu tư và việc các ngành công nghiệp trong nước cũng như các cơ sở hạ tầng được mở rộng.
Ngược lại, Nhật Bản phải vật lộn để tồn tại trong bối cảnh mà nhiều nhà phân tích gọi là một "thập niên thua lỗ". Trong hồi thập niên 1980 các sản phẩm của Nhật Bản như điện tử và xe hơi thu hút nhu cầu sử dụng toàn cầu. Tại thời hoàng kim, nền kinh tế nước này tăng trưởng hơn 7% mỗi năm.
Ngày nay, đã có những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đã xoay chuyển được nền kinh tế, nhưng vẫn phải đối phó với tác động của tình trạng dân số bị già hóa trong lúc nhu cầu tiêu dùng thấp.
Hầu hết các kinh tế gia đồng ý rằng trong khi Trung Quốc nói chung đang tăng trưởng, và nhìn chung người dân đều khấm khá hơn, nhưng việc chỉ so sánh quy mô kinh tế nước này với Nhật Bản sẽ không đem lại một bức tranh đầy đủ, chính xác.
"GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc là khoảng 4.500 đô la Mỹ nhưng ở Nhật Bản, con số này vào khoảng 40.000 đô la Mỹ một người," ông Miller, từ GK Dragonomics, một tổ chức tư vấn kinh tế đặt tại Bắc Kinh, nói, "Hầu hết người dân Trung Quốc vẫn còn nghèo, nhiều người sống ở nông thôn hơn ở các thành phố. Người dân trung bình ở Nhật Bản thì giàu có hơn nhiều so với người dân trung bình ở Trung Quốc," ông nói.
Với tốc độ tăng trưởng hiện thời, giới phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới trong vòng một thập niên nữa.
"Có thể nói một các thực tiễn rằng trong 10 năm nữa, Trung Quốc sẽ có quy mô tương tự như nền kinh tế Mỹ", ông Tom Miller nhận xét.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)