Tin tức » Tin thế giới
Sản xuất lương thực giảm 25 phần trăm tới năm 2050
(23:37:13 PM 17/06/2011)
Một nông dân dân tộc Nùng đang quảy phân phân đi bón qua một cánh đồng lúa ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, miền bắc Việt Nam, cách Hà Nội 150 km.
Có tới một phần tư sản xuất lương thực toàn cầu có thể bị mất đến năm 2050 do tác động kết hợp của biến đổi khí hậu, xuống cấp và thất thoát đất, thiếu nước và sự phá hoại của các loài, Liên Hợp Quốc cho hay vào hôm Thứ Ba (17/2).
Sản xuất lương thực giảm gây ra tác động mạnh khi dân số thế giới tăng thêm hơn hai tỷ người, theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP). Cơ quan này nói sản lượng ngũ cốc đã giảm trên khắp thế giới và đánh bắt cá đang giảm.
Theo một báo cáo mới, xu hướng giảm chi phí lương thực trong 100 năm nữa có thể chấm dứt và giá lương thực tăng đột ngột năm ngoái đã đẩy 110 triệu người vào cảnh nghèo đói.
Gía lương thực có thể giảm từ đỉnh điểm ở nhiều khu vực nhưng các chuyên gia cho biết tính không ổn định kết hợp với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc còn ít thời gian trì hoãn cho người nghèo.
“Chúng tôi cần giải quyết không chỉ cách thế giới sản xuất lương thực mà cả cách thế giới phân bố, bán và tiêu thụ. Và chúng tôi cần có một cuộc cách mạng thúc đẩy sản lượng lương thực bằng cách làm việc với tự nhiên thay vì chống lại nó”, Achim Steiner, Giám đốc Điều hành UNEP, nói.
Hơn nửa lương thực được sản xuất trên khắp thế giới ngày nay bị mất, phung phí hay ném đi do thiếu khả năng, Achim Steiner nói trong một cuộc họp báo tại Hội nghị Môi trường Liên Hợp Quốc lớn ở
“Có bằng chứng trong báo cáo cho rằng thế giới có thể nuôi sống toàn bộ tăng trưởng dân số theo dự đoán bằng cách trở nên hiệu quả hơn trong sản xuất đồng thời cũng đảm bảo sự sinh tồn của động vật hoang dã, chim và cá trên hành tinh này”, Steiner nói.
“Đánh giá Phản ứng Nhanh” của UNEP được đưa ra hôm 17/2, cho hay giá lương thực thế giới ước tính tăng từ 30 đến 50 phần trăm trong những thập kỷ tới, trong khi dân số toàn cầu được dự đoán tăng tới gần chín tỷ người từ mức gần bảy tỷ người hiện nay.
Cơ quan này cho hay, các biện pháp điều tiết giá hàng tiêu dung nên được đưa ra và cần có các kho dự trữ ngũ cốc lớn hơn để đối phó với thay đổi gía. UNEP cũng kêu gọi lập “các lưới án toàn” để giải quyết trong tình trạng đói.
UNEP cho biết hơn một phần ba ngũ cốc của thế giới đang được sử dụng để nuôi động vật, và tỷ lệ này có thể tăng một nửa tới năm 2050. UNEP đề xuất sử dụng chất thải lương thực tái chế như một giải pháp thân thiện với môi trường.
Steiner nói các giải pháp sáng tạo được cần đến, giống như ở Niger, nơi các chuyên gia UNEP đang nghiên cứu cách để bảo quan gần 60 phần trăm khỏi thối nát trước khi tới chợ.
“Chúng ta gặp phải một vấn đế rất nghiêm trọng trên hành tinh của chúng ta”, ông nói. “Đơn giản chỉ là bón phân và các phương pháp sản xuất thuốc trừ sâu của thế kỷ 20 có thể không giải quyết được thách thức này”.
Thu Hương (theo Reuters)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)