Tin tức » Tin thế giới
Liệu Trái đất có tiêu diệt loài người?
(23:30:05 PM 17/06/2011)
Chúng ta hãy nhớ lại rằng tháng giêng năm 2010, một trận động đất lớn tàn phá Haiti, hậu quả của nó kéo dài cho đến khi một trận dịch tả lớn xảy ra trên đảo, đe doạ mạng sống của hàng triệu người.
Tháng hai, một trận động đất lớn nữa làm rung chuyển Chilê ở mức 8,8 độ Richter. Tháng chín, Trái đất cựa mình tại New Zealand. Rồi chúng ta còn nghe thấy tin động đất ở Indonesia.
Trận động đất và sóng thần tại Nhật làm 20 nghìn người chết và mất tích. Ảnh: AFP.
Mới đây nhất là trận động đất ở mức độ tối đa (9 độ Richter) kèm theo sóng thần ở Nhật Bản, làm chết và mất tích khoảng 20.000 người. Sóng thần còn gây ra sự cố Nhà máy điện hạt nhân, trở thành thảm họa ở mức cảnh báo cao nhất với tổng thiệt hại ước tính 300 tỷ đôla làm cả thế giới sợ hãi và để lại những hậu quả kéo dài nhiều năm.
Rồi những hoạt động bất thường trên Mặt trời cũng gây ra những ảnh hưởng chưa đánh giá hết lên các lớp đất đá trong lòng đất và Mặt trăng.
Dù thế nào đi nữa, Trái đất cũng giống như một nhân tố đang “vùng lên” chống lại loài người. Số lượng những nạn nhân trong từng vụ thiên tai có khuynh hướng ngày càng tăng.
Trục của Trái đất lệch đi (tuy rất nhỏ) so với mặt phẳng quỹ đạo của nó, khiến cho ngày trở nên dài hơn. Khí hậu diễn biến phức tạp và đạt được những điểm cực trị ở một số vùng: năm 2010 ở châu Âu và Nga có những ngày nắng nóng ở nhiệt độ cao chưa từng có. Các luồng hải lưu trên các đại đương có hiện tượng đổi dòng. Những trận bão tố xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hẳn lên.
Các nhà khoa học đã đề cập đến một sự tích gọi là “Armageddon” trong Kinh thánh, nói về sự xung đột kích liệt giữa Thiện và Ác “trước Ngày tận thế” (?).
Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn tin tưởng rằng sự kết thúc của thế giới, tức cái Ngày tận thế đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra bởi sau chu kỳ hoạt động mạnh, Trái đất sẽ lại bước vào thời kỳ bình lặng, yên ổn và phát triển. Những chu kỳ tương tự đã từng xảy ra – còn mạnh hơn nhiều nữa – trên hành tinh của chúng ta.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)