Tin tức » Tin thế giới
Hơn 50 phần trăm quốc gia thiếu nước
(23:39:24 PM 17/06/2011)
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn đánh giá của các chuyên gia Liên Hợp quốc cho biết, từ nay đến năm 2025, hơn 1/2 số quốc gia trên toàn cầu có nguy cơ phải đối mặt với nạn thiếu nước sạch trầm trọng.
Cũng theo các chuyên gia từ giữa thế kỷ này sẽ có tới 3/4 dân số thế giới phải chịu khát, trong khi ngay thời điểm hiện nay, 1/6 dân số toàn cầu (hơn một tỷ người) phải chịu cảnh thiếu nước sạch ở một mức độ nào đó.
Nhật báo "Tiến bộ Ai Cập" (Le Progrès Egyptie) của Ai Cập cho rằng có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này.
Trước hết, dân số trên trái đất sẽ tăng nhanh và họ sẽ không ngừng sáng tạo ra các vật dụng mới của nền văn minh cần tiêu thụ nhiều nước.
Tiếp đó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến tình trạng sa mạc hóa đất đai lan rộng đến các vùng đất trước kia phì nhiêu, khiến sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn.
Việc cung cấp nước phụ thuộc vào khu vực, bởi việc phân chia nguồn nước trên hành tinh không đồng nhất. Việc cung cấp nước cần thiết cho các vùng khô cằn của các nước kém phát triển hoặc đang phát triển đặc biệt khó khăn, vì mật độ dân số cao và gia tăng thường xuyên.
Các nước đang phát triển năng động và dân số lớn như Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang thiếu nước sạch. Các con sông lớn của hai nước này - sông Hằng và sông Dương Tử - đều có mực nước thấp trong phần lớn thời gian của năm.
Sự phát triển mạnh mẽ của các thành phố như New Delhi hoặc Bắc Kinh đã dẫn đến tình trạng lượng nước ngầm luôn thấp dưới mức bình thường.
Ngay cả Mỹ cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng nước. Nạn hạn hán lớn trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng thiếu nước tại nhiều thành phố của miền Bắc bang Georgia và tại các vùng lãnh thổ lớn ở miền Tây Nam.
Theo thống kê của Viện Quản lý Nguồn nước Quốc tế (IWMI), nếu xu hướng tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số vẫn duy trì như hiện nay, thì nhu cầu về nước từ nay đến giữa thế kỷ này sẽ tăng gấp ba so với hiện nay. Trong bối cảnh này, các chuyên gia đang tìm một giải pháp trước hết dựa vào nhân tố kinh tế.
Như vậy, có thể bảo đảm việc cung cấp sản phẩm lương thực cho các vùng khô cằn, sa mạc và bán sa mạc nếu người ta chuyển tới đó những vật dụng cần thiết.
Các nước phát triển ở châu Âu và châu Mỹ tuy hiện tại chưa phải lo thiếu nước vì có trữ lượng nước lớn, nhưng vẫn phải tính tới một kế hoạch nghiêm túc cho việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cung cấp nước. Chẳng hạn, Mỹ và Canada phải chi tới 36 tỷ USD trong 25 năm tới để hiện đại hóa hệ thống cấp nước.
(Theo TTXVN/Vietnam )
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)