Tin tức » Tin thế giới
Diễn đàn toàn cầu tìm cách ngăn chặn khủng hoảng nước
(23:36:23 PM 17/06/2011)
Bộ trưởng các nước từ 120 quốc gia, nhà khoa học, và các nhà chiến dịch gặp nhau ở
Gần một nửa dân số thế giới sẽ sống trong khu vực thiếu nước gay gắt đến năm 2030, Liên Hợp Quốc cảnh báo cuối tuần qua, và ước tính một tỷ người vẫn chưa được dùng nước uống an toàn và vệ sinh.
Dân số thế giới - đã đạt 6,6 tỷ người - được dự báo gia tăng thêm 2,5 tỷ người đến năm 2050. Hầu hết dân số tăng sẽ ở các nước đang phát triển, nhiều nước trong số đó đã khan hiếm nước.
Khi dân số và các tiêu chuẩn sống tăng, một cuộc khủng hoảng nước toàn cầu sẽ hiện ra trừ khi các quốc gia tham gia hành động khẩn cấp, một tổ chức quốc tế nói.
"Nước không đủ trở thành một vấn đề chính trị," Daniel Zimmer, Phó tổng Hội đồng Nước Thế giới, một trong những tổ chức đứng sau Diễn đàn Nước Thế giới, nói. "Một trong những mục tiêu là làm cho các chính trị gia hiểu rằng nước cần được nâng cao hơn trên các chương trình nghị sự trong nước và quan tâm đến nước rất cần thiết cho phúc lợi, ổn định, và sức khỏe của nhân dân."
Vì thiếu sự quan tâm chính trị, hàng trăm triệu người vẫn trong cảnh nghèo nàn, bệnh tật, và bị đặt vào các thảm họa liên quan đến nước, Liên Hợp Quốc cảnh báo.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc - ông Ban Ki-moon - đã nói rằng khan hiếm nước là một "sự kích động mạnh cho các cuộc chiến tranh và xung đột."
Thiếu nước được xem như là một nguyên nhân chính gây ra xung đột tại
Các chủ đề khác trong chương trình nghị sự về các cuộc thảo luận từ ngày 16 – 22/3 tại Thổ Nhĩ Kỳ là làm cách nào để ngăn chặn lũ lụt thảm khốc và hạn hán khi các kiểu khí hậu thay đổi, và khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến các dự án cơ sở hạ tầng nước có quy mô lớn trong vài năm tới ra sao.
Những người đứng đầu các nước, bộ trưởng môi trường, nhà khoa học và các tổ chức hy vọng sẽ thảo ra danh sách đề nghị để giúp bảo vệ nguồn nước và chia sẻ kinh nghiệm mà các dự án đã thành công.
Mai Anh (theo Reuters)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)