Tin tức » Tin thế giới
Có thể đoán động đất nhờ không khí
(23:29:48 PM 17/06/2011)
Dimitar Ouzounov, một giáo sư bộ môn Khoa học trái đất của Đại học Chapman tại bang California, Mỹ cùng các đồng nghiệp phân tích dữ liệu vệ tinh về không khí trong vùng chịu ảnh hưởng của trận động đất lịch sử tại Nhật Bản hôm 11/3. Họ nhận thấy mật độ điện tử (electron) trong tầng điện ly và bức xạ hồng ngoại tăng lên trong những ngày trước khi động đất xảy ra, Livescience cho biết.
Trước khi địa chấn xuất hiện, đường phay (hay đường đứt gãy) giải phóng nhiều khí radon hơn so với lúc bình thường. Quá trình này giải phóng nhiệt và các nhà khoa học có thể phát hiện lượng nhiệt đó bằng máy dò bức xạ hồng ngoại.
Người dân bước trên một đường ngập nước vì động đất hồi tháng 3 tại thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Ouzounov cho biết, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu liên quan tới hơn 100 trận động đất tại châu Á. Họ nhận thấy mật độ điện tử trong tầng điện ly và bức xạ hồng ngoại trong khí quyển luôn tăng trước những trận động đất có cường độ từ 5,5 độ Richter trở lên và tâm chấn nằm ở độ sâu nhỏ hơn 50 km.
Mặc dù vậy, nhiều nhà khoa học vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng dự đoán động đất dựa vào dữ liệu từ không khí.
“Phát hiện của nhóm Ouzounov rất thú vị, nhưng tôi không thể gọi nó là một phát hiện mang tính đột phá”, Henry Pollack, một giáo sư địa vật lý của Đại học Michigan, bình luận.
Giáo sư địa lý Terry Tullis của Đại học Brown tại Mỹ, cho rằng giới khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về dự báo động đất và họ chưa bao giờ tỏ ra quá phấn khích trước mỗi phát hiện mới.
“Tôi không muốn bác bỏ khả năng dự báo động đất dựa vào không khí, nhưng vào thời điểm hiện tại, mọi người nên giữ thái độ hoài nghi”, Tullis nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)