Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 05/04/2025, 04:10:14 AM (GMT+7)
42 tàu chiến dàn hàng tập trận hải quân lớn nhất thế giới
(14:48:26 PM 28/07/2014)(Tin Môi Trường) - 42 tàu chiến và tàu ngầm, đại diện cho 15 quốc gia, dàn đội hình trong cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC.
Các tàu JS Ise (DDH 182) của Nhật, Qiandaohu (AO 886) của Trung Quốc, tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) của Mỹ, Seoae Ryu Seong-ryong (DDG 993) của Hàn Quốc nằm trong số 42 tàu tham gia dàn đội hình.
22 quốc gia, với 49 tàu và 6 tàu ngầm, hơn 200 máy bay, 25.000 binh sĩ đang tham gia cuộc tập trận RIMPAC. Sự kiện diễn ra từ ngày 26/6 tới 1/8, tại khu vực quanh quần đảo Hawaii và Nam California.
Điều đáng chú ý nhất trong RIMPAC năm nay là sự tham gia của hải quân Trung Quốc. Nhiều người lo ngại rằng trong bối cảnh nước này đang gia tăng sức mạnh hải quân nhanh chóng và có tranh chấp với nhiều nước láng giềng, thì sự có mặt ở tập trận hải quân do Mỹ dẫn đầu chẳng khác nào rước cáo vào nhà gà. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cuộc diễn tập hải quân 22 nước này là cơ hội để mỗi bên hiểu nhau và hợp tác hơn.
Là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới, RIMPAC đem đến cơ hội huấn luyện, cho phép các bên tham gia tăng cường hợp tác, nhằm hướng tới đảm bảo an toàn và an ninh các tuyến hàng hải trên thế giới. RIMPAC 2014 là cuộc tập trận lần thứ 24, trong chuỗi tập trận thường niên bắt đầu từ năm 1971.
Trọng Giáp
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng”
(Tin Môi Trường) - Những tháng đầu năm 2025, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, với phương châm hành động “Môi trường với Cộng đồng”.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)