Tin tức » Tin thế giới
2008 sẽ dài hơn các năm một giây
(23:39:28 PM 17/06/2011)
Vào ngày 31/12 năm nay, tất cả đồng hồ trên khắp hành tinh đều được tặng thêm một giây.
Trái đất quay một vòng quanh mặt trời trong 365,2422 ngày, tương đương một năm với bốn mùa của chúng ta. Người ta làm tròn thành 365 ngày để thuận tiện cho việc tính toán. Do đó cứ bốn năm một lần, chúng ta lại có thêm 0,9688 ngày (tức là 0,2422 ngày x 4) vào cuối tháng 2, biến nó thành tháng có 29 ngày. Trong ba năm trước đó tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Từ trước tới nay, thời gian được tính toán dựa trên hoạt động xoay của trái đất so với các thiên thể và đơn vị giây được tính dựa trên mối tương quan này.
Nhưng sự ra đời của đồng hồ nguyên tử giúp nhân loại đưa ra khái niệm về giây mà không cần quan tâm tới hoạt động xoay tròn của quả đất. Thay vào đó, một giây được tính bằng một tín hiệu do các electron trong nguyên tử phát ra khi chúng thay đổi trạng thái năng lượng.
Nhiều hệ thống công nghệ của con người, như hệ thống định vị toàn cầu qua vệ tinh, chỉ tính toán thời gian theo hệ thống đồng hồ nguyên tử.
Vào năm 1970, cộng đồng quốc tế đưa ra một thỏa thuận về việc chấp nhận hai hệ thống đo thời gian dựa theo hoạt động xoay của trái đất và sự thay đổi trạng thái năng lượng của electron.
Nhưng khi đó có một vấn đề phát sinh, đó là địa cầu có xu hướng quay chậm dần khiến hai hệ thống thời gian trở nên không đồng nhất. Vì thế, người ta thường xuyên phải cho thêm một giây vào hệ thống thời gian nguyên tử.
Cơ quan giám sát chuyển động của Trái đất và các hệ thống tham chiếu quốc tế (IERRSS) là tổ chức theo dõi sự khác biệt giữa hai hệ thống thời gian và đưa ra đề xuất thêm hoặc bớt giây nhuận khi cần thiết. Kể từ năm 1972, IERRSS đã bổ sung giây nhuận nhiều lần, trong đó lần bổ sung gần đây nhất diễn ra vào ngày 31/12/2005.
Giây nhuận sẽ được thêm vào lúc 23:59:59 trong ngày cuối cùng của năm 2008.
(Theo Livescience, VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)