Tin tức » Tin thế giới
1.000 tỉ dollar để cứu thị trường toàn cầu
(23:36:06 PM 17/06/2011)
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được một thỏa thuận ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu với các biện pháp trị giá 1.000 tỷ dollar Mỹ.
Cuộc họp của G20 nhằm tìm hướng ra cho thị trường toàn cầu
Để giúp các nước có nền kinh tế gặp khó khăn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ có thêm nguồn tiền tới 750 tỷ dollar. Sẽ có thêm chế tài chống trốn thuế và các quy định chặt chẽ hơn về giám sát hệ thống tài chính toàn cầu. Và G20 cam kết thêm 250 tỷ dollar để thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Thay mặt cho G20, Thủ tướng Anh, ông Gordon Brown, đã thông báo theo các bước sau:
- Tiền lương và tiền thưởng của các chuyên viên ngân hàng sẽ bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn.
- Sẽ thành lập một Hội đồng Ổn định Tài chính để làm việc với IMF nhằm đảm bảo hợp tác quốc tế.
- Sẽ có thêm quy định đối với các quỹ đầu tư dạng hedge fund và và các tổ chức xếp hạng tín dụng.
- Đã đạt được một biện pháp chung nhằnm làm sạch tài sản xấu của các ngân hàng.
- Các nước nghèo nhất sẽ nhận được viện trợ 50 tỷ dollar.
- IMF là tổ chức có lợi nhất trong cuộc họp thượng đỉnh G20 lần này.
- Nguồn để giúp các nền kinh tế gặp khó khăn được tăng lên mức 500 tỷ dollar.
Ngoài ra cũng tạo thêm khoản 250 tỷ dollar cho IMF ở dạng quyền rút đặc biệt (SDR) để giúp các nước nghèo nhất.
"Hôm nay là ngày thế giới đến với nhau để đấu tranh chống suy thoái toàn cầu không chỉ bằng lời nói mà bằng một kế hoạch", Thủ tướng Gordon Brown
Thủ tướng Gordon Brown nói: "Hôm nay là ngày thế giới đến với nhau để đấu tranh chống suy thoái toàn cầu không chỉ bằng lời nói mà bằng một kế hoạch nhằm có được sự phục hồi toàn cầu cũng như cho công cuộc cải cách với thời gian biểu thực hiện rõ ràng."
Ông nói "không có cách khắc phục nhanh" cho nền kinh tế thế giới nhưng có được sự cam kết làm mọi thứ cần thiết. Tổ chức Hợp tác Kinh tế&Phát triển (OECD) sẽ đưa ra danh sách các biện pháp chống trốn thuế nội trong Thứ Năm và sẽ áp dụng các biện pháp đối với ai không tuân thủ các luật lệ quốc tế.
Ngay từ trước cuộc họp, như để xác nhận điều đó, Giám đốc Ngân hàng Thế giới, ông Robert Zoellick, lên tiếng về nghị trình G20. Nói về các nước đang phát triển, ông cho rằng nói bên cạnh các gói kích cầu và việc chấn chỉnh hệ thống giám sát tài chính, cần phải có sự chú ý đến việc định chế hóa sự hỗ trợ, tạo mạng lưới an sinh xã hội, cho người nghèo.
Theo ông, kinh nghiệm của khủng hoảng tài chính châu Á năm 97, hay ở Nam Mỹ cho thấy không thể để mặc những người không có tiếng nói gì tại hội nghị.
M. A (Theo BBC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)