Tin tức » Tin thế giới
Thứ sáu, 11/04/2025, 15:30:39 PM (GMT+7)
Peru: Ban bố tình trạng khẩn cấp vì ô nhiễm rừng Amazon
(22:32:13 PM 26/03/2013)(Tin Môi Trường) - Chính phủ Peru ngày 25/3 đã ban bố tình trạng môi trường khẩn cấp tại khu vực rừng già Amazon, theo đó yêu cầu có hành động tức thời để kiểm soát các nguy cơ về môi trường có thể ảnh hưởng tới cộng đồng thổ dân ở lưu vực sông Pastaza cũng thuộc rừng rậm trên.
>> Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường >> Chủ động, tích cực tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa >> Bình Định: Rà soát, xử lý ô nhiễm nước xả thải tại Khu Công nghiệp Phú Tài >> Xử phạt công ty Công ty cổ phần Đầu tư và tư vấn xây dựng Nam Định xả khí thải ô nhiễm >> Truyền thông góp phần vào thành công của hội thảo quốc tế “Ảnh hưởng của ô nhiễm đến đa dạng sinh học và sức khỏe con người
Bộ trưởng Tài nguyên Peru Manuel Pulgar Vidal cho biết tình trạng khẩn cấp này sẽ được duy trì trong 90 ngày. Theo ông Punga, tình trạng ô nhiễm tại khu vực rừng Amazon bắt nguồn từ việc khoan dầu do Công ty Pluspetrol của Argentina thực hiện, khiến môi trường nơi đây có sự gia tăng về hàm lượng chì, bari và crôm cũng như các thành phần khác có trong dầu mỏ.
Bộ phận thổ dân sinh sống tại đây cũng đã phàn nàn về thực trạng trên trong nhiều năm.
Giới chức địa phương cho biết sự cố tràn dầu đã xảy ra tại khu vực rừng Amazon trong nhiều thập kỷ, làm cho lớp bùn dưới đáy sông Pastaza bị ô nhiễm hoàn toàn.
Cùng ngày, Chính phủ Peru lần đầu tiên công bố những chỉ số chuẩn về chất lượng môi trường, qua đó nhằm thiết lập những mức nhất định về chất gây ô nhiễm trong đất.
Công ty dầu mỏ Pluspetrol đã khai thác dầu mỏ tại khu vực rừng rậm Amazon từ năm 2001, đồng thời là nhà sản xuất khí tự nhiên và dầu mỏ lớn nhất Peru.
Công ty này cũng đã tiến hành một chương trình khôi phục môi trường, tuy nhiên lại không hiệu quả. Giới chức Peru khẳng định sẽ hối thúc công ty này phải có những biện pháp hiệu quả hơn nữa làm sạch môi trường.
TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
.jpg)
Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây cổ thụ gần 700 năm (tên khoa học là Manilkara hexandra) đứng giữa cánh đồng của thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa được cộng đồng địa phương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào sáng 6/4/2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)