Tin môi trường và bạn đọc
Khổ vì khu công nghiệp “trùm mền”
(18:23:46 PM 28/06/2011)
Đất bỏ hoang
Người dân tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ nói buồn rằng nơi họ đang sống là KCN… sinh thái vì chẳng thấy nhà máy đâu, chỉ toàn cỏ dại. Anh Tùng, một người dân ở phường Phú Thứ, cho biết: Năm 2007, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại (BMC) tổ chức họp dân để triển khai thu hồi đất khu vực này làm dự án KCN Hưng Phú 2A. Nhưng đến nay, công ty chẳng nói đến việc bồi hoàn nên người dân không dám trồng trọt, xây dựng.
Còn chị Nguyễn Ngọc Dung, một người dân ở đây, bức xúc: Nơi này trước kia cây ăn trái rất tươi tốt nhưng từ khi bị phê duyệt làm KCN Hưng Phú 2B, người dân phải bỏ ruộng vườn, lau sậy mọc um tùm, trâu bò tha hồ gặm cỏ. Không những vậy, nhiều người dân còn bức xúc việc nhà ở bị hư cần sửa chữa nhưng không dám xây vì sợ bị… lập biên bản.
Nhiều hộ dân tại phường Phú Thứ khi nghe nhà ở của họ nằm trong quy hoạch của KCN Hưng Phú 2A, 2B nên không còn tâm trí để canh tác mà chuyển sang mua bán, phụ hồ…
Giậm chân tại chỗ
KCN Hưng Phú 1 do Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn - Cần Thơ làm chủ đầu tư đã triển khai hơn 10 năm nay nhưng đến nay chỉ mới xây dựng được khu tái định cư hơn 10 ha. Hai KCN nằm liền kề là Hưng Phú 2A, 2B cũng chung số phận “trùm mền”.
Ông Nguyễn Thành Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Cái Răng, nói: “Ba KCN trên địa bàn quận triển khai quá chậm. Điều này ngoài việc khó khăn về nguồn vốn giải tỏa, đền bù còn do chủ đầu tư thiếu năng lực”.
Chỉ 2/8 KCN hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng TP Cần Thơ hiện có 8 KCN bao gồm: Trà Nóc 1 (diện tích 135 ha), Trà Nóc 2 (165 ha), Thốt Nốt (600 ha), Hưng Phú 1 (262 ha), Hưng Phú 2A (134 ha), Hưng Phú 2B (67,27 ha), Ô Môn (600 ha), Bắc Ô Môn (600 ha). Trong số này, ngoài KCN Trà Nóc 1, 2 có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh nên đã lấp đầy 100%, KCN Thốt Nốt (chỉ mới có 9 doanh nghiệp), KCN Ô Môn và Bắc Ô Môn đang tiến hành lập quy hoạch; còn lại KCN Hưng Phú 1, Hưng Phú 2A, 2B đều đang “trùm mền” nhiều năm qua vì chủ đầu tư chưa giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Điểm đến lý tưởng của mùa Valentine
-
Biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cá nhân
-
Cảnh báo người dân nguy cơ ngộ độc các loại nấm
-
Cà Mau triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
-
Sao chổi sáng hơn trăng
-
Ngắm "kỳ hoa dị thảo" chỉ có ở Huế
-
Ngắm nhật thực từ sao Hỏa
-
Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm
-
Trùng tu di tích - Thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.
.jpg)