Môi trường » Tiếng ồn
Quảng Nam: Lên kịch bản cho tình huống vỡ đập Thủy điện sông Tranh 2
(09:40:06 AM 02/10/2012)
>>Báo cáo về Sông tranh 2: Cách làm cẩu thả là... phổ biến
>>Báo cáo về động đất sơ sài và trùng lặp
>>Lo lắng trước thực tế thủy điện Sông Tranh 2
>>Cử tri kiến nghị... "hủy" Thủy điện Sông Tranh 2
Ngày 1/10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cuộc họp giữa các sở ban ngành và Ban quản lý các hồ chứa nước để triển khai công tác phòng chống lụt bão (PCLB) năm 2012 trên địa bàn tỉnh.
Theo Ban Chỉ huy PCLB Quảng Nam, toàn tỉnh hiện có 73 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích xấp xỉ 500 triệu m3, trong đó hồ Phú Ninh có dung tích lớn nhất đạt 344 triệu m3. Hầu hết các hồ thủy lợi đều thi công bằng đất, đã qua nhiều năm sử dụng nên chất lượng đã xuống cấp.
![Công[-]ty[-]thủy[-]điện[-]Sông[-]Tranh[-]2[-]đã[-]lên[-]kịch[-]bản[-]cho[-]tình[-]huống[-]vỡ[-]đập[-]trong[-]mùa[-]mưa[-]lũ](/public/media/media/picture/1(238).jpg)
Đến nay đã có 4 hồ thủy điện bậc thang đưa vào hoạt động là Sông Tranh 2, A Vương, Đắk Mi 4, Sông Côn 2, và 4 công trình đang xây dựng là Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Bung 5, Sông Bung 6. Đối với 34 hồ thủy điện nhỏ, hiện đã có 7 hồ đưa vào hoạt động.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Công ty thủy điện Sông Tranh 2 cho biết đã lập xong phương án phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn đập thủy điện này. Hiện công ty đã triển khai ký hợp đồng với đơn vị tư vấn có năng lực thực hiện xây dựng phương án ứng phó sự cố vỡ đập. Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 (thuộc EVN) đã lập đề cương và dự toán công tác xây dựng phương án ngập lụt vùng hạ du cho tình huống vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2. Sau khi thẩm tra, công ty trình EVN phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo theo quy định.
Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam - ông Nguyễn Thanh Quang cho biết, tổng dung tích hồ thủy điện bậc thang trên sông Vu Gia - Thu Bồn khá lớn, tuy nhiên hầu hết các thủy điện này có dung tích phòng lũ rất nhỏ so với dung tích toàn bộ công trình.
Theo đó, tổng dung tích của riêng 3 hồ thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Đắk Mi 4 khoảng 1,5 tỷ m3 nước, trong khi đó dung tích phòng lũ của 3 hồ này chỉ đạt 125 triệu m3. Đây là nhược điểm của các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đối với công tác phòng, tránh lũ ở hạ du.
Mặc khác, hiện nay vẫn còn một số hồ thủy điện vẫn chưa hoặc vừa mới xây dựng phương án phòng chống lụt bão, phương án đảm bảo an toàn đập, an toàn cho hạ du như Khe Diên, Za Hung, Sông Côn 2… Ngoài ra, hiện nay phương án phòng chống lũ vùng hạ du của các hồ thủy điện, thủy lợi chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa có phương án cụ thể. Các “ông chủ” hồ chứa cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt phương án phòng chống lũ mà các đơn vị đã trình lên tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Lê Phước Thanh lưu ý đối với BQL các công trình thủy điện hiện nay tuy thủy điện mang lại lợi ích kinh tế lớn nhưng không vì thế mà bỏ qua sự an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng hạ du trong mùa mưa lũ.
Do đó, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu các ban ngành, địa phương, đơn vị quản lý hồ chứa phải đảm bảo tuyệt đối an toàn tất cả các hồ chứa; các đơn vị quản lý hồ đập phải đảm bảo mức cao nhất vai trò chống lũ, cắt lũ.
Ngoài ra, ông cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng nguyên tắc tích nước và xả nước theo quy chế; chấp hành quy chế vận hành liên hồ thủy điện bậc thang; khẩn trương lắp đặt hệ thống camera để quan sát tại các hồ đập; thường xuyên bố trí người giám sát, theo dõi quá trình xả lũ…
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
-
Điểm du lịch rừng dừa nước Bảy Mẫu Hội An "ô nhiễm" bởi tiếng ồn
-
TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường
-
Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá
-
Doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc phải tuân thủ nghiêm quy định an toàn khi nổ mìn phá đá
-
Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan
-
Mệt mỏi với tiếng ồn
-
Long An: Đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ thỏa đáng diện tích lúa bị thiệt hại do nước xả thải
-
Bụi và tiếng ồn "tấn công" TP HCM
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)