Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
UNEP kêu gọi thiết lập quỹ toàn cầu nhằm bảo vệ cây đước
(11:43:50 AM 01/10/2014)Ảnh: TL
UNEP kêu gọi thiết lập các chương trình quốc tế khuyến khích bảo tồn rừng và cây đước, bao gồm các cam kết cắt giảm lượng khí thải cácbon và tài trợ cho các dự án khuyến khích cộng đồng bảo tồn và phát triển loài cây này.
Theo đề xuất của UNEP, "Quỹ trồng đước toàn cầu" sẽ được sự tài trợ và đóng góp của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), chính phủ các nước và Liên hợp quốc.
Ngoài ra, còn có các sáng kiến hỗ trợ về kinh tế khác giúp bảo tồn và khôi phục giống cây đước, như cung cấp việc làm, tạo cơ hội tăng thu nhập từ việc phát triển ngư nghiệp và canh tác tôm bền vững, phát triển các sản phẩm từ đước (gỗ ép, thuốc nhuộm và dược thảo), du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
Báo cáo của UNEP đã chỉ ra những lợi ích đặc biệt của loài cây đang dần biến mất này. Các hệ đước rậm rạp sinh sôi trong nước lợ không chỉ là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật đang bị đe dọa mà còn là nguồn cung cấp hoa lợi trực tiếp hoặc gián tiếp. Không những thế, chúng còn đóng vai trò như tấm chắn bão và nước biển dâng bảo vệ bờ biển khỏi các đợt sóng mạnh.
Các nghiên cứu về thảm họa sóng thần xảy ra tại Nam Á cho thấy hàng nghìn người đã được cứu sống tại những nơi mà hệ đước vẫn còn được duy trì thay vì bị tàn phá để nuôi trồng hải sản và xây dựng khách sạn.
Tổng giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner cho biết cứ một hécta đước sẽ tạo ra được lợi nhuận từ 33.000 đến 57.000 USD mỗi năm từ dịch vụ sinh thái, đồng thời nhấn mạnh khả năng hấp thu CO2 vượt trội của loài cây này.
Tuy nhiên, cũng theo UNEP, hiện hơn 1/4 diện tích đước đã biến mất, tốc độ tàn phá loài cây này đang diễn ra ở mức gấp ba lần tốc độ phá rừng, đồng nghĩa với sự gia tăng khí nhà kính như Methane và CO2 phát thải từ thảm thực vật và lớp trầm tích khi loại cây bị tàn phá bởi có tới khoảng 1/5 lượng thải CO2 từ các cánh rừng có nguồn gốc từ cây đước.
Bản báo cáo đưa ra con số ước đoán thiệt hại kinh tế hằng năm rơi vào khoảng từ 6 đến 42 tỷ USD.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
-
Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
-
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)