Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Triển vọng tươi sáng của nhiên liệu sinh học từ tảo
(12:35:11 PM 12/08/2012)Ảnh minh họa.
Tảo sinh ra cácbon điôxít (CO2) khi bị đốt cháy, nhưng tảo cũng sử dụng chính CO2 để tăng trưởng. Do vậy, khi các trại nuôi trồng tảo với số lượng lớn tới mức có thể dùng sản xuất nhiên liệu sinh học, kết quả cuối cùng là chúng sẽ hấp thụ bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong không khí.
Nhiên liệu sinh học từ tảo cũng có những ưu điểm khác so với ngô và đậu tương như chúng không cần có đất và nước sạch để phát triển.
Tảo cũng có tiềm năng sản xuất ra nhiều năng lượng nhất, nếu tính theo diện tích gieo trồng, so với các loại cây trồng khác.
Tảo có thể thay đổi điều này và cái còn thiếu duy nhất là công nghệ cần thiết để sản xuất hàng loạt.
Một nghiên cứu gần đây của công ty nghiên cứu năng lượng nổi tiếng SBI dự đoán đến năm 2015, thị trường nhiên liệu sinh học tảo có thể đạt 1,6 tỷ USD, với mức tăng trưởng hàng năm 43,1%.
Ngành công nghiệp đang trỗi dậy này đang nhận được sự khuyến khích phát triển lớn khi các quan hệ đối tác chiến lược đang dần thay thế các khoản vay ưu đãi hàng triệu USD từ Bộ Năng lượng Mỹ từ năm 2009.
Báo cáo "Các công nghệ nhiên liệu sinh học từ tảo: Xu hướng thị trường và sản phẩm toàn cầu 2010-2015" của SBI chỉ rõ rằng việc sản xuất tảo cho nhiên liệu sinh học là "khả thi và hấp dẫn nhất" trong số các loại nhiên liệu sinh học, do lợi nhuận cao tính theo diện tích gieo trồng và ảnh hưởng môi trường thấp nhất.
Các quan hệ chiến lược của các tập đoàn dầu khí lớn như ExxonMobil, Chevron, BP, Dow Chemical, Desmet Ballestra và nhiều công ty khác sẽ thúc đẩy khoản đầu tư cần thiết cho việc sản xuất thương mại thành công nhiên liệu sinh học từ tảo. Đầu tư tư nhân và vốn liên doanh cũng sẽ cung cấp vốn sau năm 2015.
Một lĩnh vực đầu tư đặc biệt hứa hẹn là công nghệ để sản xuất hàng loạt nhiên liệu sinh học từ tảo.
Một ví dụ là Phòng nghiên cứu quốc gia Idaho (INL) đã nhận được đơn đặt hàng hai đơn vị quy mô thử nghiệm để khử nước trong tảo và loại bỏ chất bẩn từ nước dùng để khai thác dầu và khí đốt đá phiến từ công ty Origin Oil.
Tầm quan trọng của việc này là nó có thể thúc đẩy việc phát triển công nghệ tảo bởi vì Origin Oil đang tập trung vào cả công trình công nghệ sạch khai thác dầu khí, lẫn thu hoạch tảo.
INL đang hy vọng rằng thiết bị mới sẽ giảm đáng kể rào cản khử nước tảo, sẽ phục vụ cho sản xuất nguyên liệu pha trộn từ sinh khối tảo để sản xuất nhiên liệu, thực phẩm và các sản phẩm khác.
Một nhân tố khuyến khích nữa đối với ngành nhiên liệu sinh học từ tảo là việc chính phủ Mỹ tiếp tục gia hạn tín dụng thuế 1 USD/gallon nhiên liệu sinh học thêm một năm, sau khi hết hạn vào 31/12/2013 và tảo đủ điều kiện cho khoản tín dụng này.
Khoản tín dụng đó sẽ được áp dụng đối với cả các công ty sản xuất bán nhiên liệu của họ cho các nhà máy lọc dầu để tiếp tục xử lý, chứ không chỉ dành cho các nhà sản xuất bán nhiên liệu thành phẩm. Đây là một điểm quan trọng và một thắng lợi lớn của ngành nhiên liệu sinh học.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
-
Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
-
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)