Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Quảnh Bình: Rừng chảy “máu” !
(17:36:25 PM 15/08/2011)Trạm kiểm soát lâm sản Hang Chuồn (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Đại) trấn giữ ngay trên con đường độc đạo vào rừng để lên bản Nà Lâm (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh - Quảng Bình). Trong khi đó, khu vực lâm tặc mở đường, phá rừng chỉ cách trạm này chưa đến 5 km nhưng hầu như cán bộ của trạm đều không hay biết!
Không biết hay tiếp tay?
Con đường xuyên qua núi do lâm tặc mở ra để vận chuyển gỗ lậu
Theo người dân địa phương, trước đó, ban quản lý có truy quét, thu gom được hơn 5 m3 gỗ lậu. Trong đó có một số gỗ nằm trên ô tô. Tuy nhiên, ban quản lý chỉ thu gom gỗ mà không thu xe. Sau đó, ban quản lý thuê trâu và xe của lâm tặc để vận chuyển số gỗ này.
Lâm tặc ngày càng hung hãn
Lâm tặc vừa đốn hạ cây tại một khu rừng phòng hộ ở Quảng Bình
Phá cả rừng phòng hộ
Thượng tá Đặng Huy Chương, chính trị viên Đồn Biên phòng 597 - Làng Mô, huyện Quảng Ninh, cho biết: “Bản Nà Lâm cách đồn chỉ vài km nhưng do núi non cách trở nên muốn đến đó, phải đi vòng mất hơn 40 km nên việc giám sát rất khó khăn. Việc phá rừng ở Nà Lâm, đồn biết từ lâu và đã nhiều lần báo lên trên để có biện pháp ngăn chặn. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, theo tôi, cần khởi tố vụ án để thuận lợi hơn trong quá trình điều tra, làm rõ các đối tượng tham gia phá rừng”.
Trước việc phá rừng phòng hộ nghiêm trọng ở bản Nà Lâm và bản Xà Khía, ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, cho rằng: Những vụ phá rừng này có tính chất nghiêm trọng, diễn ra trong một thời gian dài, ở những khu rừng đã có chủ, thậm chí ở những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt như rừng phòng hộ Long Đại. Việc các chủ rừng nói không biết phá rừng là không thể chấp nhận.
“Để làm được một con đường trong rừng dài hơn 2 km, đưa cả mìn vào để phá đá, mở đường thì phải mất ít nhất vài tháng. Chính quyền địa phương, chủ rừng, lực lượng kiểm lâm ở đâu mà không hay biết? Việc này cũng có trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, mà cụ thể là Đội Kiểm lâm cơ động phía Nam. Công tác trinh sát, nắm tình hình trên địa bàn quản lý như thế là kém. Tôi sẽ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức liên quan”- ông Thái khẳng định.
Sẽ xử lý nghiêm
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết đã có công văn yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh làm rõ việc phá rừng phòng hộ tại hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. “Tỉnh chỉ đạo nhanh chóng làm rõ và xử lý nghiêm. Kinh nghiệm cho thấy chỉ cần làm căng một vụ thì tính răn đe sẽ rất cao, lâm tặc sẽ chùn tay. Vì vậy, nếu cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm, tôi sẽ yêu cầu điều tra lại” - ông Hoài nhấn mạnh. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
-
Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
-
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
-
Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)