Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Bọ ánh kim tàn phá rừng hồi ở Lạng Sơn
(04:01:44 AM 27/05/2014)Bọ ánh kim tàn phá rừng hồi ở Lạng Sơn - Ảnh IE
Qua kiểm tra, số lượng bọ ánh kim đang có chiều hướng tăng mạnh, mật độ sâu non trung bình từ 20- 60 con/cây. Nhiều nơi bọ ánh kim suất hiện dày đặc tới 100-200 con/cây. Đặc biệt, nạn bọ ánh kim hoành hành nặng nhất tại các huyện Cao Lộc và Văn Quan với hơn 900 ha hồi bị thiệt hại, mật độ sâu non lên tới 250-350 con/cây hồi.
Anh Lăng Văn Nhất, thôn Lùng Cúng, xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan, cho biết gia đình anh trồng 319 cây hồi, mỗi năm cho thu hoạch gần 4 tấn nhưng năm nay đã bị bọ ánh kim tàn phá gần hết. Bọ ánh kim chỉ hoạt động vào ban đêm, sâu con rất khó phát hiện bởi chúng làm tổ ở dưới đất tại những nơi ẩm ướt, khi lớn lên chúng mới leo lên cây ăn lá hồi. Loại bọ này thường ăn tất cả những thứ trên cây hồi như lá, hoa, cuống quả, chỉ để lại cành. Một cây hồi có thể bị từ 100 đến 200 con bọ ánh kim ăn trụi trong một đêm.
Theo ông Hoàng Văn Đảy, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Lạng Sơn, do chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu nên vẫn đang phải kết hợp nhiều biện pháp và nhiều loại thuốc khác nhau trong việc giảm bớt tác hại của bọ ánh kim. Từ đầu tháng 2, Chi cục đã chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật tuyến huyện mang hơn 2 tấn thuốc sinh học VBTUSA và 10 tấn bột phụ gia đến các hộ trồng hồi để phun thuốc trừ dịch. Đây là loại thuốc bột nên chỉ dùng được trong mùa lạnh, Khi trời nóng lên, khí hậu hanh khô sẽ khó bám trên cây nên giảm tác dụng.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đang cho sử dụng sang loại thuốc dạng nước Enasin32WT, bước đầu thử nghiệm ở vùng bị thiệt hại nặng nhất là Văn Quan với khoảng hơn 200 cân thuốc nước, ước tính trừ được khoảng 200 - 300 ha nhiễm nặng. Qua kiểm tra bước đầu, các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn đã phun trừ được hơn 154 ha rừng hồi bị nhiễm bọ ánh kim, kết quả cho thấy sau bốn ngày phun thuốc lượng sâu non giảm còn 50 đến 100 con/cây, hiệu quả đạt được 80%...
Theo khuyến cáo của Chi cục bảo vệ thực vật Lạng Sơn, ngoài thuốc sinh học VBTUSA, người dân còn có thể mua và sử dụng loại thuốc sinh học Emasuper để ngăn ngừa sự lan rộng của loài bọ này. Bên cạnh việc sử dụng thuốc sinh học, người dân cũng được khuyến cáo nên thường xuyên làm cỏ, bạt đất, diệt nhộng và phun thuốc tập trung, đúng ổ sâu non, phun nhắc lại sau 1 đến 2 tuần vào mỗi ổ sâu.
Theo thống kê, diện tích cây Hồi ở Lạng Sơn hiện đạt hơn 33.000 ha, đem lại giá trị xuất khẩu từ 600 – 700 tỷ đồng mỗi năm, là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
-
Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
-
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)