Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Bắc Kạn: Lâm tặc ngang nhiên phá rừng phòng hộ
(08:50:21 AM 09/07/2013)Liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng
Lâm trường Chợ Mới hiện quản lý hơn 5.200ha rừng, trong đó có 280ha rừng phòng hộ, 300 ha rừng trồng, còn lại là rừng tái sinh. Giám đốc Lâm trường Chợ Mới Triệu Quang Trân cho biết: Diện tích rừng do lâm trường quản lý rộng, trong khi đó lực lượng mỏng nên việc tuần tra, kiểm soát vào những khu vực xa gặp nhiều khó khăn, lâm tặc lại thường lợi dụng thời tiết mưa gió để khai thác gỗ. Trong khi đó sự phối hợp giữa kiểm lâm, lâm trường và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ. Nhiều lúc lâm tặc chặt gỗ trên phần diện tích do lâm trường quản lý rồi đưa sang phần rừng do xã quản lý nên không thể xử lý.
Tuy nhiên, ngay phía dưới cách chỗ lâm tặc phá rừng không xa là một Trạm kiểm soát do hai người phụ trách, họ ăn ở luôn ở đó. Bên cạnh đó cũng có hai kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã Nông Hạ nhưng khi được hỏi tại sao việc phá rừng phòng hộ đầu nguồn diễn ra đã lâu mà không phát hiện được thì ông Nguyễn Văn Minh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Chợ Mới trả lời họ mới được tăng cường, chưa thông thuộc hết đường đi, lối lại. Trong khi đó lâm tặc lại khai thác gỗ ở những nơi đường đi lại khó khăn, thời gian qua lại diễn ra nhiều trận mưa lớn nên không thể đi vào sâu để kiểm tra.
Việc Trưởng thôn Triệu Tài Đức ở thôn Nặm Rất, xã Tân Sơn chặt gỗ trên diện tích đất rừng do Hợp tác xã quản lý lại có lý do hết sức “ngô nghê”. Vị trưởng thôn lý giải rằng nghe Nhà nước có cho chặt gỗ để làm nhà nhưng không nắm rõ là Nhà nước chỉ cho phép khai thác gỗ trên diện tích đất rừng đã được giao cho các hộ dân và được quyền khai thác số gỗ do gia đình trồng khi đến tuổi.
Bà Hoàng Thị May ở thôn Bản Quất, xã Như Cố thì lại “nhanh nhảu” hơn. Khi được nghe phổ biến về công tác giao đất, giao rừng, chưa tường tận đầu đuôi bà đã “chỉ đạo” hai con trai lên phát hơn 5,9ha rừng tái sinh, phòng hộ do UBND xã Như Cố quản lý.
Từ những vụ việc xâm hại và phá rừng trên có thể thấy nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và giữ rừng vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc tuyên truyền, quản lý và công tác phối hợp giữa các lực lượng ở huyện Chợ Mới chưa chặt chẽ, còn lơ là trong tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.
Các cơ quan chức năng huyện Chợ Mới cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng về Luật Bảo vệ rừng, tăng cường kiểm lâm xuống phụ trách địa bàn xã, phụ trách đến từng khu, khoảnh đối với rừng đặc dụng; xử lý nghiêm trước pháp luật những đối tượng khai thác rừng trái phép.
Các lực lượng chức năng cần theo dõi và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ và lâm sản theo giấy phép, ngăn chặn tình trạng lợi dụng giấy phép được cấp để khai thác trái phép; theo dõi, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ và các công trình xây dựng có sử dụng gỗ quý hiếm. Đặc biệt cần rà soát lại việc giao đất, giao rừng và việc quản lý, sử dụng đất của các lâm trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
-
Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
-
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)