Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ năm, 03/04/2025, 11:52:56 AM (GMT+7)
Trích hút mật gấu chỉ còn là ác mộng quá khứ
(08:40:15 AM 07/03/2020)(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt phim ngắn truyền thông mới nhất khắc họa hình ảnh một chủ trại gấu đã hối hận và quyết định trao trả cá thể gấu đang nuôi nhốt về trung tâm cứu hộ. Phim lên án hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật và thói quen sử dụng mật gấu, qua đó góp phần chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu ở Việt Nam.
>> Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh' >> Hành trình đoạt 3 giải thưởng danh giá quốc tế của sữa hút chân không Vinamilk >> Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu. >> Hoa hậu Bella Vũ trích tiền thưởng ủng hộ 2000 phần thuốc cho bệnh nhân F0 >> Tác phẩm dự thi thiết kế Quốc phục dành cho đại diện Việt Nam tại Miss Eco: QP 050 - Ống Hút Hữu Cơ
Phim mô tả lại cơn ác mộng kinh hoàng nhất của gấu - bị trích hút mật. Cơn ác mộng trong phim là một thực tế đáng buồn cho gần 450 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong các trang trại ở Việt Nam.
Phim bắt đầu với hình ảnh một chú gấu đang nằm trên sàn trong chiếc chuồng sắt rỉ sét và lạnh lẽo, mê man vì thuốc gây mê và những đớn đau. Từ góc nhìn của gấu, người xem có thể cảm nhận được sự đau đớn tột cùng của gấu khi bị trích hút mật và nỗi đau đó như tăng lên gấp bội lần trước tiếng cười đắc ý của kẻ lấy mật. May thay, đó chỉ là ác mộng trong quá khứ vì lần này khi gấu tỉnh dậy, chủ gấu đã hối cải và quyết đem lại cho gấu một cuộc sống tốt đẹp hơn tại trung tâm cứu hộ.
“Nhiều chủ gấu có thể thấy mình trong phim này.” Bà Nguyễn Thị Phương Dung - Phó Giám đốc ENV cho biết. “Do nhu cầu của con người, hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật đã từng đem lại nhiều lợi nhuận cho chủ gấu. Tuy nhiên, khi cộng đồng ngày càng quay lưng với việc sử dụng mật gấu thì ngày càng có nhiều chủ gấu hối hận và tự nguyện cho gấu một tương lai tốt đẹp hơn tại các trung tâm cứu hộ. Qua phim này, chúng tôi hi vọng sẽ có thêm nhiều chủ gấu tự nguyện chuyển giao để những cá thể gấu nhiều năm bị nuôi nhốt lấy mật được sống những ngày còn lại trong sự chăm sóc chu đáo hơn tại các trung tâm cứu hộ.”
Trong năm 2019, ENV đã tiếp tục hợp tác cùng với tổ chức Four Paws International, World Animal Protection và các cơ quan chức năng Việt Nam tịch thu các cá thể gấu không gắn chíp và các cá thể bất hợp pháp cũng như thuyết phục các chủ trại gấu tự nguyện chuyển giao gấu . Chỉ trong năm 2019, ENV ghi nhận 34 cá thể gấu đã được chuyển giao thành công cho các trung tâm cứu hộ; 23 trong số này được tự nguyện chuyển giao. Tính từ năm 2009 đến nay, đã có thêm 20 tỉnh thành ở Việt Nam không còn tình trạng nuôi nhốt gấu, nâng tổng số địa phương không có gấu nuôi nhốt trên cả nước lên đến 34 tỉnh thành.
Kể từ năm 2005 - thời điểm cao trào của hoạt động nuôi nhốt gấu, ENV đã bắt đầu những nỗ lực chấm dứt hoạt động này. ENV đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để giảm thiểu số cá thể gấu bị nuôi nhốt lấy mật từ 4.300 cá thể (2005) xuống còn 432 cá thể (12/2019).
Mới đây, cuộc thi “Viết thư cho chủ gấu – Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do ENV tổ chức cũng nhận được 97.000 lá thư từ các em học sinh trên mọi miền tổ quốc, thuyết phục chủ gấu chấm dứt hoạt động lấy mật gấu tàn nhẫn và bất hợp pháp.
Cộng đồng có thể đóng góp vào các nỗ lực để chấm dứt hoàn toàn hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam bằng cách:
1.Không sử dụng mật gấu
2.Khuyến khích những người xung quanh không sử dụng mật gấu
3.Thông báo các vi phạm đến đường dây nóng bảo vệ ĐVHD của ENV: 18001522
Phim này là một phần trong chiến dịch lâu dài của ENV, hợp tác cùng các tổ chức FOUR PAWS International, World Animal Protection và chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu và bảo vệ các cá thể gấu hoang dã còn lại trong tự nhiên.
C.H
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
-
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
-
Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
-
Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
-
HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.
.jpg)